SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Top 15 dự án coin AI tiềm năng nổi bật

Bên cạnh tài chính, y tế, logistics, bất động sản… thì AI cũng là mảng được tập trung phát triển áp dụng công nghệ blockchain. Vậy có những dự án coin hệ AI trong crypto nào đáng chú ý?
Avatar
Thanh Uyen
Published May 13 2024
Updated 7 days ago
8 min read
dự án ai trong crypto

4 nhóm dự án coin AI đáng chú ý

Các dự án AI trong crypto phần lớn có tuổi đời non trẻ, đặc tính cạnh tranh thấp do đây là lĩnh vực khó, yêu cầu có kiến thức chuyên môn. Các dự án được phát triển thuộc nhiều nhóm lĩnh vực như:

  • Nhóm công cụ, ứng dụng
  • Nhóm giao diện người dùng, thị trường giao dịch
  • Nhóm cơ sở hạ tầng, giao thức
  • Nhóm blockchain, hệ sinh thái

Tìm hiểu thêm: Khi AI giao thoa với Blockchain | Đột phá thực sự hay chỉ là lý thuyết?

Nhóm công cụ và ứng dụng

Nhóm các dự án phát triển công cụ và dApp sử dụng công nghệ AI, chẳng hạn như bot giao dịch, mạng xã hội, GameFi, chatbot tự động, tạo NFT… Nhiều dự án thuộc lĩnh vực này đã gọi được số vốn lớn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu như Coinbase Ventures, Paradigm, a16z, Hashed, Multicoin Capital, Binance Labs, Animoca Brands…

Đây cũng là nhóm dự án chiếm phần lớn nhất trong hệ sinh thái AI trong crypto, vì đây là con đường dễ nhất để tích hợp AI với Web3. Việc áp dụng AI giúp cải tiến cả sản phẩm lẫn trải nghiệm người dùng.

Tính đến tháng 2/2024, 79 dự án thuộc nhóm này đã huy động được gần 700 triệu USD, trong khi vốn hoá thị trường tích luỹ (Cumulative market cap) của token những dự án này đạt 4.86 tỷ USD, theo 0xScope. Một số dự án đáng chú ý là:

  • Near Protocol (NEAR): Layer 1 phát triển công nghệ sharding, đồng thuận… Vào tháng 4/2024, giao thức này đã thuê kỹ sư AI để tập trung phát triển AI do người dùng sở hữu.
  • Sleepless AI (AI): Dự án Play-to-Earn áp dụng công nghệ blockchain và AI.
  • NFPromp (NFP): Nền tảng cho phép người dùng tạo NFT từ hình ảnh, video, PFP, âm nhạc… với sự hỗ trợ của AI.
  • QuestN: Giao thức cho phép dự án giới thiệu sản phẩm, kết nối với người dùng thông qua các nhiệm vụ có thưởng. Điều này tương tự như airdrop nhờ làm nhiệm vụ trong thị trường crypto năm 2018, 2019…
  • Parallel: Dự án game có chủ đề về thế giới khoa học viễn tưởng có tích hợp AI. Parallel đã gọi vốn thành công 85 triệu USD từ Coinbase Ventures và Paradigm.
  • Irreverent Labs: Cho phép người dùng tạo video 3D từ văn bản nhờ AI. Dự án cũng đã gọi vốn thành công 45 triệu USD từ a16z và CoinFund.
  • Kaito AI: Dự án cung cấp công cụ tìm kiếm thông tin về thị trượng Web3 với AI. Dự án được đầu tư bởi quỹ Sequioa, Dragon Fly…
  • Numeraire (NMR): Sản phẩm của quỹ phòng hộ Numerai, cho phép người dùng dự đoán mô hình tài chính sử dụng dữ liệu mã hoá. Numeraire sử dụng công nghệ machine learning, AI, cryptography và data science.
  • Space & Time: Cung cấp cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, máy chủ API… cho các nhà phát triển.
  • bitsCrunch (BCUT): Giao thức cho phép phân tích dữ liệu, NFT, xây dựng dApps về NFT.

Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác như Scopechat, GT Protocol…

Nhóm giao diện người dùng và thị trường giao dịch

Các dự án trong lĩnh vực này cung cấp bộ dữ liệu và dịch vụ hỗ trợ bởi AI, một số dự án khác phát triển giao diện cho phép người dùng cộng tác với ứng dụng Web3 hỗ trợ bởi AI mà những dự án này hợp tác phát triển.

Mô hình kinh doanh của những dự án này là khuyến khích các nhà phát triển xây dựng và bán sản phẩm của họ trên giao diện của mình. Điều này khiến một số dòng sản phẩm bị phân mảnh, khó khăn trong việc mở rộng quy mô.

Theo 0xScope, 17 dự án thuộc lĩnh vực này đã huy động được gần 110 triệu USD, vốn hoá thị trường tích luỹ của token những dự án này là 1.43 tỷ USD.

  • Theta Network (THETA): Dự án DePIN tập trung vào lĩnh vực làm video, giải trí và AI.
  • SingularityNET (AGIX): Thị trường giao dịch dịch vụ và sản phẩm AI phát triển trên blockchain.
  • Ocean Protocol (OCEAN): Giao thức phát triển thị trường dữ liệu toàn cầu, cho phép nhà cung cấp dữ liệu kiểm soát và kiếm tiền từ những dữ liệu này.
  • iExec RLC (RLC): Nền tảng cho phép nhà phát triển xây dựng, triển khai và kiếm tiền từ dApp, áp dụng công nghệ của AI và DePIN. Dự án cũng hợp tác cùng NVIDIA.
  • Nosana (NOS): Dự án phát triển trên Solana, cho phép người dùng, thợ đào, doanh nghiệp kiếm tiền từ việc cho thuê phần cứng thông qua Nosana Node.
  • AIT Protocol (AIT): Dự án phát triển giao thức học máy (machine learning) phi tập trung, cung cấp cơ sở hạ tầng cho dữ liệu hỗ trợ bởi AI.

Nhóm cơ sở hạ tầng và giao thức

Dự án trong nhóm này chủ yếu tích hợp AI vào giao thức, nền tảng Layer 2 hoặc các giải pháp phụ trợ khác, từ đó tạo ra cơ sở hạ tầng phi tập trung để đào tạo các mô hình AI. Các dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án khác phát triển dApp hỗ trợ bởi AI. Khách hàng của nhóm dự án này chủ yếu là dự án, DAO, khách hàng lớn…

Dù vậy, những dự án này có thể gặp rủi ro, thách thức liên quan đến bảo mật và tính hiệu quả, theo Vitalik Buterin.

34 dự án trong nhóm này đã huy động được 372 triệu USD, vốn hoá thị trường tích luỹ của token những dự án này là 6.99 tỷ USD.

  • The Graph (GRT): Giao thức cung cấp tính năng tổ chức dữ liệu blockchain, cho phép người dùng truy cập dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng. The Graph được ví như Google trong blockchain.
  • 0xScope: Dự án phát triển Scopechat hỗ trợ người dùng trong việc tìm hiểu, phân tích và đầu tư crypto. Ngoài ra, dự án cũng cung cấp framework hỗ trợ các dự án phát triển các chức năng liên quan đến AI.
  • Delysium (AGI): Dự án cho phép người dùng dễ dàng kết nối với nhiều ứng dụng và giao thức Web3 thông qua Lucy, một AI agent (trợ lý ảo có khả năng tương tác với mô hình và công cụ AI để thực hiện các tác vụ cụ thể). Cuối 2023, Delysium đã trở thành một phần của tổ chức Microsoft for Startups Founders Hub, tạo tiền đề để Delysium xây dựng các AI agent.
  • Marlin Protocol (POND): Giao thức điện toán có thể xác minh (verifiable computing) cho phép uỷ thác khối lượng công việc phức tạp qua các mạng lưới node phi tập trung.
  • Phoenix (PHB): Dự án phát triển cơ sở hạ tầng để mở rộng ứng dụng trên blockchain.

Các dự án khác đáng theo dõi là Dynex, Oasis Network…

Đọc thêm: AI Agents trong thị trường crypto.

Nhóm blockchain và hệ sinh thái

Dự án thuộc nhóm này thường được phát triển với mục tiêu lớn như tích hợp AI vào toàn bộ blockchain và framework. Họ cố gắng sử dụng AI làm thành phần cốt lỗi trong mạng lưới của mình. Số công ty thuộc nhóm này còn khiêm tốn, nhưng dự kiến sẽ tăng dần trong thời gian tới.

Theo 0xScope, 8 công ty thuộc nhóm này đã huy động được 61.5 triệu USD, vốn hoá thị trường tích luỹ token đạt 5.16 tỷ USD.

  • Fetch.ai (FET): Cho phép các nhà phát triển xây dựng, triển khai và kiếm tiền từ các dịch vụ AI. Dự án đang phát triển DeltaV, một thị trường do AI điều khiển.
  • Bittensor (TAO): Layer 1 chuyên lưu trữ dữ liệu AI, áp dụng công nghệ machine learning.
  • Worldcoin (WLD): Dự án định danh phát triển quả cầu Orb để quét võng mạc người dùng, sau đó sử dụng cơ chế Proof of Personhood để xác minh danh tính và lưu dữ liệu trên blockchain.
  • IQ (IQ): Nền tảng DeFi, oracle và bách khoa toàn thư trực tuyến, phát triển trên blockchain EOS.
  • Cortex Labs (CTXC): Máy tính phi tập trung đầu tiên trên thế giới có khả năng khởi chạy AI và dApp hỗ trợ bởi AI trên blockchain. Dự án cũng phát triển Layer 2 zkMatrix, sử dụng công nghệ zkRollup.
  • Autonolas (OLAS): Dự án tạo ra nhiều AI agent tự trị, cho phép mọi người đồng sở hữu một phần AI.

Ngoài những dự án trên, bạn có thể tìm hiểu thêm: Nim Network - Xây dựng Web3 Gaming trong kỷ nguyên AI.

advertising

Tổng kết

Sự kết hợp của blockchain và AI mới chỉ diễn ra ở giai đoạn đầu. Khi thị trường phát triển nhanh chóng, sẽ có hàng trăm dự án AI trong crypto khác ra mắt. Dù vậy, các dự án này cần thêm thời gian vài năm nữa để có thể phát triển các ứng dụng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt khi phần lớn các dự án vẫn chỉ đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này.