Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Phân tích DeFi Yield: Tăng trưởng cùng xu hướng DeFi

Yield (lãi suất) luôn là công cụ thu hút người dùng crypto. TVL của DeFi tăng trưởng trở lại là cơ hội lớn cho người dùng kiếm yield.
Amber avatar
LilYang
11 min read
Published Jun 15 2024
Updated Jun 17 2024
defi yield

Thị trường DeFi càng phát triển, sẽ xuất hiện ngày một nhiều các dự án giúp người dùng thu được nguồn lãi suất (yield) đáng kể. Cùng nhìn lại các dự án yield và nguồn yield các dự án đó đang mang lại cho người dùng.

Nguồn lãi suất Yield trong DeFi

Xét đến các loại tài sản đem lại yield trên thị trường DeFi, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm tới những loại tài sản an toàn và có thể đem lại nguồn yield ổn định hơn. Từ đó chia thành một số nhóm sản phẩm DeFi chính tạo ra yield như:

Stablecoin yield
Staking/restaking coin nền tảng.
LP yield

Trên thị trường có nhiều yield khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của người dùng. Bài viết sẽ chỉ đề cập tới nguồn yield của các loại tài sản nổi bật trên thị trường, có tính chất ổn định và an toàn hơn.

defi yield

Xét góc nhìn tổng quan về nguồn gốc yield, trên thị trường có thể chia thành 2 loại:

Yield từ thị trường truyền thống được mang lại thị trường crypto qua RWA.
Yield từ các hoạt động, tài sản trong thị trường crypto. Các loại stablecoin có thể tiếp cận cả 2 nguồn yield này và phân bổ cho người dùng qua stablecoin.

Stablecoin yield

Về mặt lý thuyết, các DeFi stablecoin vẫn là nhóm dự án có nguồn yield an toàn nhất do tính chất ổn định của stablecoin. Thời gian gần đây, thị trường xuất hiện các ý tưởng sáng tạo giúp người dùng kiếm được nguồn lợi cao hơn. Một số stablecoin tạo ra yield (yield-bearing asset) thuộc nhóm này bao gồm:

sDAI
sUSDe
sFRAX

Rủi ro: Stablecoin mất peg, rủi ro thanh khoản. Mỗi loại stablecoin sẽ có rủi ro tương ứng riêng.

MakerDAO cung cấp giải pháp tiết kiệm cho người dùng bằng việc stake DAI vào hợp đồng DAI Saving Rate (DSR). Đây là lợi nhuận kiếm được từ MakerDAO qua lãi suất cho vay DAI và yield thu được từ các sản phần RWA trái phiếu chính phủ, được chia sẻ ngược lại cho DAI holder.

Trong 3 tháng gần đây, mức yield đã giảm dần từ hơn 13% APR xuống mức 8.3% APR, đồng thời TVL trên DSR đã đạt hơn 1.1 tỷ USD, chiếm khoảng 24% tổng cung của DAI. Đây là lãi suất phi rủi ro, người dùng chỉ cần nắm giữ DAI.

lãi suất dai
TVL và lãi suất của sDAI. Nguồn: De.fi

Với sự xuất hiện của USDe, người dùng có thêm lựa chọn về stablecoin phi tập trung. Cơ chế của USDe cho phép stablecoin này được đảm bảo bởi vị thế Delta Neutral (chiến lược là giữ cho vị thế của danh mục có tổng lời lỗ luôn bằng 0), và hưởng lợi từ nguồn yield từ stETH và funding rate.

Thị trường đang ở giai đoạn chậm lại và funding rate của ETH đã giảm nhẹ, nguồn yield đến từ funding rate theo đó giảm dần. Hiện tại, APY của sUSDe đã giảm xuống còn 10.05%.

nguồn yield susde
Nguồn yield mà sUSDe đang mang lại cho người dùng.

Nguồn lợi từ funding rate và stETH cùng giảm nhẹ khiến khoảng cách về mức yield đem lại của sUSDe và sDAI chỉ còn khoảng 2%. Vào giai đoạn tháng 4, con số này thậm chí còn âm, điều này phần nào sẽ làm giảm sức hút của USDe vì DAI được cho là stablecoin lâu đời và an toàn hơn.

chênh lệch usde dai
Chênh lệch giữa yield của sUSDe và sDAI (không tính protocol yield).

sFRAX là stablecoin phi tập trung mới nhất tham gia vào cuộc đua tạo ra lãi suất cho người dùng nắm giữ. sFRAX bản chất là một staking vault ERC-4626, Frax phân bổ lại lãi suất kiếm được của protocol (bao gồm cả các chiến lược RWA) qua sFRAX vault.

sFRAX có mức lãi suất trần là 50% APY và sẽ giảm dần khi số lượng sFRAX được nạp vào tăng lên. Hiện tổng cung sFRAX mới chỉ đạt 44,551,312 USD. Do đó, người dùng nhận được mức yield đáng chú ý cho stablecoin là khoảng 16% APY.

Như vậy, thị trường DeFi đang hình thành 3 trụ cột stablecoin có mức lãi suất nổi bật nhất. Trong đó:

sUSDe: Rủi ro cao do đó có lãi suất cao. Thời gian gần đây đang giảm nhẹ do funding rate giảm.
sFRAX: Stablecoin tương đối mới, rủi ro lợi nhuận ở mức trung bình. Thời gian gần đây có mức yield cao do vốn hóa còn nhỏ.
sDAI: Mức yield ổn định, rủi ro depeg thấp khi cơ chế của DAI đã được kiểm định trong thời gian dài.

Dựa vào đồ thị có thể thấy, người dùng đang có xu hướng dịch chuyển nhẹ từ sDAI sang sUSDe, cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro để đổi lấy lãi suất. sUSDe trở thành nền tảng stablecoin tiết kiệm có TVL cao nhất.

defi savings
TVL trên các stablecoin protocol nổi bật. Nguồn: Dune.

Staking/restaking yield

Một nguồn yield cơ bản và đáng chú ý khác là từ việc stake/restake coin nền tảng của blockchain. Đây là lãi suất cơ bản khi người dùng nắm giữ và tham gia bảo vệ mạng lưới, phù hợp với những nhà đầu tư tin tưởng vào sự phát triển của blockchain đó. 

ETH, SOL và ADA là 3 dự án blockchain nền tảng có giá trị staking cao nhất. Cụ thể:
ETH: Liquid staking/restaking có mức yield tăng nhẹ lên 3.4%
SOL có mức yield cao hơn các dự án còn lại, tập trung chủ yếu ở mạng lưới native, liquid staking chưa quá mạnh.
Một số blockchain khác có mức yield khá cao đồng nghĩa tỷ lệ lạm phát cao bao gồm: AKT (19.64%), SCRT (15.55%), RUNE (10.43%).
blockchain yield
Blockchain yield. Nguồn: De.fi

Rủi ro: Giá tài sản nắm giữ giảm trong thời gian stake và tốc độ lạm phát lớn.

LP Yield

Nguồn lãi suất từ LP yêu cầu người dùng có kiến thức và kinh nghiệm trong thị trường DeFi do phải lựa chọn tài sản cung cấp thanh khoản và rủi ro IL. Lãi suất trên các pool LP tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của người dùng.

Cặp giao dịch có thanh khoản và APR ổn định vẫn là WETH-stable trên Uniswap V3. Dòng tiền đổ vào Base dẫn tới tăng mạnh khối lượng giao dịch, các pool trên Base có thanh khoản cao và APR tăng trong thời gian gần đây. Người dùng cũng có thể chọn các pool stable để tránh rủi ro IL.

lãi suất từ lp
Một số pool LP có thanh khoản cao nhất thị trường hiện tại. Nguồn: De.fi
advertising

Rủi ro thường gặp đối với LP Yield tới từ Impernament Loss và rủi ro liên quan tới contract của protocol.

Các dự án tối ưu yield

Từ những nguồn yield cơ bản trên, người dùng sẽ phát sinh nhu cầu quản lý, tối ưu hoặc giao dịch/hedging. Nhu cầu này dẫn tới sự mở rộng phát triển của lớp dự án công cụ mảng yield và hình thức thu hút người dùng mới qua built-in yield Layer 2.

Pendle

Pendle mở ra một thị trường giao dịch trao đổi lãi suất, giúp người dùng khai thác tối đa lãi suất từ một loại tài sản crypto. Về cơ bản, Pendle có thể giúp người dùng cố định mức lãi suất cao hoặc đòn bẩy mức yield/point nhận được từ tài sản. Các chiến lược chính trên Pendle: 

Lãi suất cố định (fixed yield): Nhận lãi suất cố định từ các loại tài sản tạo ra yield như stETH, GLP, USDe…
Long yield: Đặt cược vào việc lãi suất trên một tài sản nhất định sẽ tăng lên bằng cách mua vào yield của tài sản đó.
Cung cấp thanh khoản để nhận yield với ít rủi ro hơn (LP Provision)
Kết hợp nhiều chiến lược trên

Pendle đã tăng trưởng nóng, trở thành dự án thuộc nhóm top 5 TVL của DeFi. 

pendle top 5
Các dự án DeFi có TVL cao nhất. Nguồn: DefiLlama

Sự bùng nổ của hàng loạt dự án LRT mới như Etherfi, Renzo, Puffer, Zircuit… và hệ thống điểm liên quan tới chương trình airdrop của các dự án này đã khiến nhu cầu sử dụng yield token của Pendle tăng cao. Pendle đã thu hút rất nhiều eETH, WETH, hay stETH tham gia vào protocol.

Không chỉ hưởng lợi từ xu hướng LRT, Pendle có thể phát triển khi thị trường có bất kỳ loại tài sản tạo ra yield (yield-bearing asset) nào đó được quan tâm.

Gần đây nhất là USDe, khi mua PT-USDe trên Pendle người dùng nhận lãi suất cố định 46.96% thay vì lãi suất gốc ~17% (nhưng phải từ bỏ point).

USDe và ENA của Ethena nhanh chóng trở thành tài sản không liên quan tới ETH có giá trị lớn nhất trên Pendle.

cấu trúc tvl của pendle
Thành phần TVL của Pendle. Nguồn: DefiLlama

Mới đây, các đối thủ của Eigen Layer như Karak, Symbiotic đã bắt đầu xuất hiện. Thị trường yield/point mới trên các nền tảng này sẽ là nhân tố tiếp theo giúp Pendle đẩy mạnh TVL. Hiện một số pool liên quan tới Karak đã được triển khai.

pendle karak

Tranchess

Một dự án yield khác đang quay trở lại trong thời gian gần đây là Tranchess. Tranchess đã từng có thời kì huy hoàng với hơn 1B USD giá trị TVL trên BNB Chain sau đó không còn nhận được sự chú ý. 

tvl trên scroll

Mới đây Tranchess đã mở rộng sang Scroll và kết hợp với dự án liquid staking được Binance Labs đầu tư là StakeStone, ngay sau đó đã trở thành dự án Top 1 TVL trên Scroll với hơn 240 triệu USD.

Về cơ bản, Tranchess cung cấp các chiến lược tối ưu yield/point của STONE gần giống với cách của Pendle, 3 chiến lược sản phẩm chính bao gồm:

turPSTONE: Đòn bẩy tối đa points
staYSTONE: APR cố định và không có points
staYSTONE - STONE LP: APR cố định, points, phí giao dịch, CHESS

Chỉ riêng sản phẩm kết hợp với STONE đem lại lãi suất cố định cho người dùng 35.1% (Stone ETH). Sự kết hợp các chiến lược yield với sản phẩm omnichain liquid staking chưa có token trên một blockchain L2 mới đã giúp Tranchess có dấu hiệu hồi sinh.

Lãi suất của các sản phẩm trên Tranchess.

Built-in yield L2

Một số L2 đánh vào xu hướng quan tâm về yield để thu hút người dùng. 2 dự án Layer 2 nổi bật đã sử dụng phương pháp này bao gồm:

Blast: Cung cấp yield cho tài sản nắm giữ trên chain Blast qua cơ chế auto-rebasing ETH và USDB. Các dự án trên Blast có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng các ý tưởng mới bên trên. Hiện Blast là dự án blockchain top 6 TVL với hơn 2B USD giá trị TVL.
Manta Pacific: Mới khởi động chương trình New Paradigm, tương tự với native yield cho ETH và stablecoin của Blast nhưng có thêm một số nguồn yield khác như MANTA rewards, token của các dự án trên Manta, yield từ restaking stETH…
so sánh blast manta

Tổng kết

Yield và mới đây là point sẽ luôn là công cụ thu hút người dùng crypto. Với việc TVL trên thị trường DeFi tăng trưởng trở lại, yield và tối ưu yield sẽ luôn là mảng được quan tâm đặc biệt trong thị trường.