SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Vampire Attack là gì? Những cỗ máy thu hút thanh khoản trong DeFi

Vampire Attack là gì? Tại sao lại xuất hiện Vampire Attack? Một số ví dụ nổi bật của Vampire Attack? Cùng tìm hiểu tổng quan về Vampire Attack, cách Vampire Attack diễn ra trong thị trường DeFi qua bài viết!
thiennguyen
Published Feb 16 2022
Updated Jan 14 2024
17 min read
thumbnail

Vampire Attack là gì?

Vampire attack là chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực DeFi, được các dự án mới ra mắt (thường là bản fork của dự án đã có) sử dụng để “hút” các nhà cung cấp thanh khoản (LP) chuyển tài sản của họ sang nền tảng/blockchain mới, bằng cách cung cấp một số đặc quyền hấp dẫn như APR cao hơn, phần thưởng token nhiều hơn… 

Đối với các nền tảng bị tấn công, vampire attack có thể gây ra tác động tiêu cực như thanh khoản giảm, giá trị tài sản xuống dốc... Tuy vậy, khác với các hình thức tấn công thông thường từ tin tặc, vampire attack hoạt động hợp pháp vì không sử dụng các kỹ thuật trái phép như khai thác lỗ hổng hay lừa đảo người dùng. 

vampire attack là gì
Vampire Attack - Những cỗ máy hút thanh khoản trong DeFi

Tại sao Vampire Attack ra đời?

Trong bối cảnh ngành công nghiệp DeFi đang phát triển nhanh chóng với hàng loạt các nền tảng mới ra đời, điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các dự án tăng cao. Đặc biệt, khi các mảnh ghép trong DeFi đều đã có những nền tảng “kỳ cựu” (hay còn được xem là market lead), các nền tảng mới sẽ rất khó để thu hút được người dùng và thanh khoản.

Từ đó, vampire attack ra đời với mục đích “hút” 3 yếu tố quan trọng của các nền tảng cũ, bao gồm: 

  • Thanh khoản
  • Người dùng
  • Khối lượng giao dịch

Vampire attack là một chiến lược cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực DeFi, hoạt động dựa trên sự tự nguyện của các nhà cung cấp thanh khoản (LP), do đó hình thức tiếp cận này ngày càng được nhiều dự án sử dụng.  

Cơ chế hoạt động của Vampire Attack

So với các hình thức tấn công thông thường, vampire attack không sử dụng các kỹ thuật tinh vi mà hoạt động đơn giản với các bước sau:

Đầu tiên, một dự án mới ra mắt (gọi là dự án B) fork từ dự án có sẵn (gọi là dự án A). Sau đó, dự án B thực hiện vampire attack lên dự án A theo chiến lược sau: 

  • Bước 1 và 2: Người dùng deposit token A vào nền tảng A để nhận LP token A.
  • Bước 3 và 4: Dự án B sử dụng các chiến lược khác nhau để khuyến khích người dùng deposit LP token A vào nền tảng của mình và nhận về reward, thường được phân phối dưới hình thức LP token B với APY cao hơn… 

Sau khi người dùng bị thu hút bởi các phần thưởng hấp dẫn và chuyển LP token của mình từ dự án A sang dự án B, điều này có nghĩa là dự án B đã thành công trong việc thu hút người dùng, thanh khoản và khối lượng giao dịch từ dự án A về nền tảng của mình. 

cơ chế vampire attack
Cơ chế hoạt động của Vampire Attack

Một số Vampire Attack nổi bật 

Trong thị trường crypto đã diễn ra rất nhiều vụ vampire attack, dưới đây là một số ví dụ về vampire attack nổi bật giúp người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược đặc biệt này. 

Uniswap và SushiSwap

Uniswap và SushiSwap là vụ việc điển hình của một cuộc tấn công vampire attack.

Đầu tiên, SushiSwap được tạo ra bởi một người dùng tên Chef Nomi, với mục đích là nền tảng giao dịch phi tập trung, cạnh tranh trực tiếp với Uniswap. SushiSwap là bảnfork của Uniswap.

Sau đó, SushiSwap đã tiến hành thực hiện vampire attack lên Uniswap theo quy trình sau: 

  • SushiSwap khuyến khích các LP của Uniswap stake LP token của họ lên SushiSwap để có thể nhận thêm reward được phân phối bằng SUSHI token.
  • SushiSwap bắt đầu chiến lược phát hành khá tích cực, cụ thể: 1000 SUSHI token được phân phối cho các LP của Uniswap trên pool khác nhau như SNX-ETH, LEND-ETH, YFI-ETH, LINK-ETH. 
  • SushiSwap tiếp tục cung cấp SUSHI token cho các LP đang hoạt động với tỷ lệ 10% cho các LP stake sớm.
sushiswap và uniswap

Kết quả, các LP của Uniswap bị thu hút bởi APY cao từ 200 - 1000% của SushiSwap và bắt đầu chuyển dần LP token của họ sang nền tảng mới này. Sau vài giờ ra mắt, TVL của SushiSwap cán mốc 150 triệu USD. 

Theo sau đó, SushiSwap tiếp tục cung cấp nhiều sự kiện khác cho đến khi Binance thông báo niêm yết SUSHI token, đây là lúc nền tảng tăng trưởng theo đường parabol từ 150 triệu USD lên 1 tỷ USD TVL. Sự tăng trưởng vượt bậc trên chỉ diễn ra trong 11 ngày. 

tvl sushiswap
TVL của SushiSwap đạt 1 tỷ USD sau 11 ngày ra mắt

Vụ việc SushiSwap thực hiện vampire attack lên Uniswap đã gây ra các tác động tiêu cực liên hoàn đến Uniswap trong 1 tháng, cụ thể: 

  • Thanh khoản bị giảm: Từ 1,5 tỷ USD xuống 900 triệu USD.
  • Khối lượng giao dịch giảm: Từ 1.5 tỷ USD khối lượng giao dịch hàng ngày xuống còn 500 triệu USD. 
  • Giá trị của token UNI (token gốc của Uniswap) cũng giảm theo: Từ 3.5 USD xuống 1.5 USD.

Để khắc phục những tác động tiêu cực trên, Uniswap đã thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn vampire attack, bao gồm:

  • Tăng phần thưởng phí giao dịch cho các LP: Từ 0.3% lên 0.35%.
  • Phát triển các tính năng mới: Uniswap đã phát triển một số tính năng mới như Uniswap V3 với cơ chế cung cấp thanh khoản khác để thu hút các nhà giao dịch.

OpeaSea và LookRare

OpenSea là sàn giao dịch non-fungible token (NFT Marketplace), cho phép người dùng đăng bán, trao đổi và giao dịch tài sản NFT. Trong một khoảng thời gian dài, OpenSea thống trị lĩnh vực NFT trong thị trường crypto. 

Cung cấp các tính năng giống OpenSea, LooksRare cũng là sàn giao dịch NFT nhưng ra đời sau. Do đó, nền tảng này đã áp dụng chiến lược vampire attack lên OpenSea ngay khi ra mắt, bằng cách tiến hành airdrop 120,000,000 triệu token LOOKS (12% tổng cung LOOKS token) cho người dùng để thu hút thanh khoản từ OpenSea, với điều kiện những ví đã giao dịch ít nhất 3 ETH trên OpenSea từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 12/2021 sẽ được nhận airdrop. 

Với việc airdrop LOOKS cho người dùng khi mà OpenSea còn chưa có token, LooksRare đã mang đến nhiều quyền lợi hơn so với OpenSea như: toàn bộ phí giao dịch sẽ chia lại cho người dùng stake LOOKS (2% trên mỗi giao dịch NFT) cùng các phần thưởng khuyến khích hấp dẫn, điều này đã thúc đẩy người dùng từ OpenSea chuyển dần sang LooksRare để giao dịch. 

Dựa vào dữ liệu từ Dune Analytics, LooksRare đã thực hiện vampire attack lên OpenSea thành công khi thu được kết quả tích cực như sau: 

  • Ngày 21/12/2023, khối lượng giao dịch hàng ngày vượt qua OpenSea và đạt đỉnh 1,3 tỷ USD.

Số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của LooksRare cũng tăng lên: Từ số lượng 100,000 lên tới 200,000.

X2Y2 và OpenSea, LooksRare

X2Y2 là NFT marketplace cũng tiếp tục thực hiện chiến lược vampire attack lên “anh cả” OpenSea bằng các chiến thuật tương tự như LooksRare đã làm. 

Theo đó, X2Y2 đã airdrop cho tất cả những ai đã sử dụng OpenSea trước tháng 1 năm 2022 với số lượng lên đến 12% tổng token phân bổ. 

Điểm khác biệt với LooksRare là điều kiện để nhận được airdrop của X2Y2 dễ hơn và không bị cố định bởi số lượng giao dịch. Do đó, ngay khi vừa airdrop, X2Y2 trở thành token được giao dịch nhiều nhất trên Uniswap. Giá trị token X2Y2 đã tăng vọt từ khoảng 1.14 USD vào ngày 16/2/2022 lên 3.83 USD (theo dữ liệu từ CoinGecko). 

Tại thời điểm X2Y2 thực hiện vampire attack, OpenSea đang có tin đồn bị exploit và LooksRare cũng bị fud khi nhóm phát triển đã rút một lượng lớn WETH khoảng 70 triệu USD ra khỏi nền tảng, tất cả đã tạo nên lợi thế cho X2Y2 có thể hút được thanh khoản và người dùng từ các nền tảng cũ về dự án. 

giá trị token x2y2
Giá trị token X2Y2 tăng vọt từ ngày 16/2/2022 khi nền tảng tiến hành airdrop

0xDAO và veDAO

veDAO và 0xDAO là hai dự án DAO (tổ chức tự trị phi tập trung) được tạo ra với mục đích là nằm trong top 20 có dự án TVL cao nhất trong hệ sinh thái Fantom để được chia đều lượng ve(3,3) từ dự án của Andre. 

Mục đích trên đã thúc đẩy cả hai dự án cùng sử dụng chiến lược vampire attack để hút được nhiều thanh khoản nhất có thể. 

Đầu tiên, veDAO là nền tảng ra đời trước 0xDAO, với thế lực đằng sau là các KOL lớn trên hệ Fantom. veDAO đã thực hiện vampire attack người dùng tự các dự án trong hệ sinh thái Fantom bằng cách trả thưởng token WEVE. Sau 24 giờ kể từ khi ra mắt, veDAO đã thu hút được 1 tỷ USD TVL, đưa dự án này chạm đến vị trí top 2 về TVL.

0xDAO ra đời sau với thế lực là liên minh từ các nền tảng nổi tiếng trong hệ như Spookyswap, LiquidDriver, Scream. Để cạnh tranh với veDAO, 0xDAO đã nhận thấy những điểm bất lợi trong tokenomics của veDAO đối với người dùng và ngay lập tức thực hiện chiến lược vampire attack, nhằm khuyến khích nhà đầu tư dịch chuyển token veDAO sang định dạng 0xDAO. 

Với sự hỗ trợ từ nhiều tài sản của các dự án như Scream, Tomb, Liquid Driver... chỉ sau 4 giờ, 0xDAO nhanh chóng giành được vị thế đứng đầu trên bảng xếp hạng của DefiLlama.

Kết quả 0xDAO đã thực hiện thành công vampire attack lên veDAO, tuy vậy, tại thời điểm viết bài, 0xDAO và veDAO đã lần lượt rơi khỏi top 20 TVL trên Fantom.

Đánh giá các Vampire Attack đã xảy ra

Có thể thấy, tất cả các dự án trên đều đã sử dụng chiến lược vampire attack, tuy nhiên kết quả sau cùng của mỗi dự án là khác nhau, cụ thể: 

  • Cả 2 dự án đều tiếp tục tồn tại và phát triển lớn mạnh song song với nhau: 

Trong trường hợp này, SushiSwap và Uniswap chính là hai dự án đã cùng nhau phát triển. Uniswap có lợi thế về thương hiệu và thị phần, trong khi SushiSwap có lợi thế về phí giao dịch thấp hơn và các phần thưởng token hấp dẫn.

Hai dự án đã tiếp tục tồn tại và cùng nhau phát triển, Uniswap vẫn là dự án DEX lớn nhất về thị phần, trong khi SushiSwap cũng đã thu hút được một lượng lớn người dùng.

  • Dự án đã rút kinh nghiệm từ các mặt chưa tốt của dự án trước để tạo ra điểm khác biệt của chính mình:

X2Y2 đã rút kinh nghiệm từ dự án thực hiện vampire attack lên OpenSea trước đó là LooksRare bằng cách điều kiện airdrop đơn giản hơn, từ đó có thể tiếp cận và thu hút được lượng lớn người dùng.

  • Dự án thực hiện vampire attack đã làm lu mờ dự án trước đó:

Đây là trường hợp xảy với hai dự án 0xDAO và veDAO. Mặc dù 0xDAO là nền tảng ra đời sau, tuy vậy lại thu hút được lượng lớn người dùng và thanh khoản, từ đó đã khiến veDAO hoàn toàn bị lu mờ. 

Mặc dù cả hai dự án đều không đạt được mục tiêu ban đầu của mình, tuy nhiên có thể thấy, nếu dự án bị tấn công vampire attack không thay đổi hoặc cải tiến, dù có ra đời trước, dự án đó vẫn có khả năng lu mờ và bị đối thủ vượt mặt.

Cách ngăn cản Vampire Attack 

Vampire attack là một chiến lược hợp pháp và các dự án DeFi không thể tránh khỏi hoàn toàn các cuộc tấn công này, tuy vậy có một số cách dưới đây để dự án có thể ngăn cản vampire attack, bao gồm:  

  • Cải thiện tính năng và dịch vụ: Dự án cần liên tục cải thiện các tính năng và dịch vụ của mình để thu hút và giữ chân người dùng như phát triển tính năng mới, cải thiện trải nghiệm người dùng, giảm phí giao dịch…
  • Tăng phần thưởng cho LP: Điều này sẽ giúp dự án thu hút và giữ chân các nhà cung cấp thanh khoản, từ đó tăng thanh khoản của dự án.
  • Tăng cường marketing: Điều này sẽ giúp dự án có thể tiếp cận và thu hút được người mới, tránh bị lu mờ trước hàng loạt các dự án xuất hiện mỗi ngày. 

Nhận định về Vampire Attack

Đối với góc độ dự án 

Từng mảnh ghép của thị trường crypto đều đã và đang có những cái tên quen thuộc và nổi bật. Tuy nhiên crypto vẫn non trẻ và còn nhiều dư địa để phát triển, vì thế thị trường chắc chắn sẽ còn thu hút được rất nhiều nguồn lực tham gia và xây dựng lên những dự án và đế chế mới.

Do đó, vampire attack chính là chiến lược cạnh tranh hiệu quả và tiếp tục được triển khai ở nhiều dự án khác với những nước đi sáng tạo hơn, không dừng ở mức APY/APR lớn mà còn có thể nhận về các vật phẩm NFT hoặc quyền tham gia vào các dự án của đối tác…

Tuy nhiên, vampire attack cũng có thể gây ra một số rủi ro cho các dự án, bao gồm:

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến các nền tảng bị tấn công: Khi các LP chuyển tài sản từ các nền tảng hiện có sang nền tảng mới, thanh khoản của nền tảng cũ sẽ bị rút cạn. Điều này có thể khiến việc giao dịch trên nền tảng cũ trở nên khó khăn hơn, dẫn đến giá trị tài sản trên nền tảng cũ cũng có thể giảm xuống.
  • Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh: Vampire attack có thể dẫn đến một cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa các dự án DeFi. Các dự án có thể sẵn sàng cung cấp các khoản thưởng hấp dẫn hơn, thậm chí là không bền vững để thu hút thanh khoản.

Đối với góc độ các đầu tư

Vampire attack là cơ hội thú vị để các nhà đầu tư xem xét tham gia với hai lý do chính sau: 

  • Khả năng kiếm lợi nhuận cao hơn: Các LP có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nếu họ chuyển tài sản sang nền tảng mới cung cấp lãi suất cao hơn.
  • Cơ hội trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mới: Vampire attack có thể thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các dự án DeFi, dẫn đến việc các dự án ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút người dùng.

Tuy nhiên, trước khi tham gia, người dùng vẫn phải đánh giá kỹ về mô hình kinh doanh, đội ngũ dự án... để tránh các trường hợp các dự án mới lợi dụng lòng tin cộng đồng để thực hiện các hành vi lừa đảo như rug pull. 

Đọc thêm: 19 hình thức scam trong crypto và cách phòng tránh

Một số câu hỏi về Vampire Attack

Vampire Attack có hợp pháp không?

Có! Vampire attack là chiến lược cạnh tranh hợp phát trong DeFi. Tuy nhiên, có một số trường hợp vampire attack có thể bị coi là vi phạm pháp luật, chẳng hạn như trường hợp sử dụng các thông tin sai lệch hoặc lừa đảo để thu hút người dùng.

Vampire Attack có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường DeFi?

Vampire attack có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đến thị trường DeFi.

Tác động tích cực:

  • Khuyến khích sự đổi mới: Vampire attack có thể khuyến khích các dự án DeFi liên tục đổi mới để thu hút người dùng. Điều này giúp mở rộng và phát triển lĩnh vực DeFi đến người dùng. 
  • Tăng cường cạnh tranh: Vampire attack có thể tăng cường cạnh tranh trong thị trường DeFi. Điều này giúp cho người dùng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn nhưng có mức giá thấp hơn. 

Tác động tiêu cực:

  • Gây xáo trộn thị trường: Vampire attack có thể gây xáo trộn thị trường DeFi. Điều này có thể dẫn đến việc giá trị của các tài sản tiền mã hoá liên quan đến các dự án bị giảm xuống.
  • Gây tổn hại cho các dự án bị tấn công: Vampire attack có thể gây tổn hại cho các dự án bị tấn công. Điều này có thể dẫn đến việc các dự án bị mất người dùng, thanh khoản và khối lượng giao dịch. 

Tại sao AMM và DEX thường là mục tiêu tấn công của Vampire Attack? 

Có một số lý do khiến các dự án AMM và DEX thường là mục tiêu tấn công của vampire attack, bao gồm:

  • Độ phổ biến: AMM và DEX là những loại giao thức DeFi phổ biến nhất. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các dự án mới muốn thu hút người dùng.
  • Thanh khoản: AMM và DEX thường có lượng thanh khoản lớn. Điều này làm cho chúng trở nên hấp dẫn đối với các dự án mới muốn cung cấp dịch vụ giao dịch và thanh toán.
RELEVANT SERIES