SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Cross-Chain Bridge - Ngành "Giao thông" trong làn sóng Multi-chain

Cross-Chain Bridge đang dần trở thành mảnh ghép quan trọng trong tương lai Multi-chain. Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài dự án nổi bật cung cấp cơ sở hạ tầng Cross-Chain cho thị trường Crypto.
Avatar
vinhvo
Published Apr 05 2022
Updated Jun 26 2023
46 min read
thumbnail

Cụ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu:

  • Bối cảnh thị trường & tổng quan cơ chế hoạt động của nhóm dự án Token Bridge.
  • Tương lai của Cross-Chain bridge.
  • Các cơ hội đầu tư tiềm năng liên quan.

Cross-Chain Bridge không chỉ đơn thuần là chuyển token qua lại giữa các blockchains

Khái niệm Cross-Chain bridge

Ở cấp độ đơn giản, bạn có thể hình dùng được Cross-Chain Bridge là gì bằng cách nhìn vào các từ “cross”, “chain” và “bridge” - theo nghĩa đen, chúng được hiểu là một cây cầu giúp chuyển token qua lại giữa các blockchains khác nhau.

Ở cấp độ tổng quan hơn, Cross-Chain bridge được hiểu là một hệ thống truyền thông tin giữa hai hoặc nhiều blockchains. "Messaging" đề cập tới nhiều đối tượng khác nhau, chúng có thể là token, Proofs, states hoặc smart contract call.

Ở góc độ này, chúng ta thấy ứng dụng của Cross-Chain bridge không chỉ dừng lại ở việc chuyển token qua lại giữa các blockchain khác nhau, mà ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của nó còn rộng hơn nhiều.

Trong tương lai, khi cơ sở hạ tầng cho Cross-Chain được mở rộng và phát triển, thị trường sẽ chứng chiến nhiều lớp ứng dụng mới được xây dựng trên đó, tiêu biểu là Cross-Chain DEX, Cross-Chain Lending, những applications có thể tương tác Cross-Chain thật sự.

Theo góc nhìn cá nhân, khi nói đến cross-chain bridge, chúng ta có thể chia chúng thành 2 layer:

  • Cross-Chain infrastructure: Các protocol hỗ trợ quá trình truyền thông tin giữa các Blockchain một cách hiệu quả.
  • Applications layer: Tận dụng các cơ sở hạ tầng Cross-chain Bridge để xây dựng các ứng dụng hữu ích cho hệ sinh thái crypto.

Mặc dù Applications layer có rất nhiều trường hợp sử dụng khác nhau, nhưng thời điểm hiện tại chưa có nhiều cách triển khai khả thi do hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng.

Ứng dụng phổ biến nhất của Cross-Chain Bridge được mọi người nhắc tới là việc chuyển token qua lại giữa các blockchains. Trong bài viết này, để không lẫn lộn với khái niệm rộng lớn hơn là “Cross-Chain Bridge”, mình sẽ gọi chúng là “bridge" để người đọc dễ phân biệt.

Isomorphic cross-chains và Heterogeneous cross-chains

Quá trình tương tác Cross-Chain, hay nói cách khác là quá trình truyền thông tin giữa các blockchain có thể chia làm hai cách tiếp cận phổ biến:

  • Isomorphic cross-chains (tạm dịch: chuỗi chéo đẳng hình);
  • Heterogeneous cross-chains (tạm dịch: chuỗi chéo không đồng nhất);

Đối với Isomorphic Cross-chains, cơ chế bảo mật, thuật toán đồng thuận, cấu trúc liên kết mạng và logic xác minh tạo block trong blockchain là nhất quán, việc truyền thông tin giữa một mạng blockchain như thế sẽ tương đối đơn giản và bảo mật hơn.

Đối với Heterogeneous Cross-chains, sự tương tác xuyên chuỗi của các Blockchain không đồng nhất tương đối phức tạp, vì ở thời điểm ban đầu, chúng không được thiết kế để tương tác cross-chain, mỗi Blockhain được thiết với những ưu tiên khác nhau.

Thuật toán đồng thuận, cơ chế tạo block và cơ chế xác minh giao dịch khác nhau dẫn đến việc tương tác cross-chain giữa các heterogeneous blockchains tồn tại rất nhiều vấn đề, ví dụ trong việc thiết kế các bridge:

  • Ai sẽ là người custody token? 
  • Ai sẽ là người giám sát giao dịch giữa blockchain A và Blockchain B?
  • Làm thế nào để xác nhận người dùng có chuyển tiền từ Blockchain A cho custody?
  • Giao thức nên làm gì nếu các node xác thực gian lận và trộm token của người dùng và làm sau để ngăn chặn điều đó?

Vì vậy, để giải quyết tương tác xuyên chuỗi giữa các Heterogeneous Blockchain, các dự án thường sử dụng các dịch vụ phụ trợ của bên thứ ba để xác minh liệu có bên nào gian lận trong quá trình giao tiếp hay không. Sự khác biệt chính của các giải pháp Heterogeneous Cross-chains thường tập trung vào các phương pháp và cách thức xác minh thông tin giao dịch, thuật toán đồng thuận của validator nodes, thuật toán chữ ký (signature algorithm),…

Mặc dù Bridge đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Defi. Tuy nhiên, đây cũng là mắc xích yếu nhất trong xu thế Multichain khi liên tục bị hack. Ronin Bridge 600 triệu, Poly Network,... Liệu kỷ nguyên Cross-chain có kết thúc tại đây?

Một số cơ sở hạ tầng hỗ việc tương tác Cross-Chain

Trong phần này, mình sẽ không nói quá sâu về kỹ thuật của các giải pháp được đề cập, mà chủ yếu tập trung miêu tả những nét chính của các giải pháp này, giúp các bạn có góc nhìn tổng thể về chúng.

Ngoài ra, đây chỉ là các giải pháp mà mình cảm thấy ấn tượng, các giải pháp không được đề xuất trong phần này không có nghĩa là chúng không nổi bật.

Isomorphic Cross-chains: Cosmos & Polkadot 

Polkadot Cosmos là những dự án có quy mô lớn nhất khi nói về khả năng tương tác của các Blockchain (Interoperable Blockchain). Đây cũng là hai hệ sinh thái phong phú hàng đầu thị trường với nhiều dự án tỷ đô trong đó.

Khi nói đến với tương tác Cross-Chain, hướng tiếp của Polkadot và Cosmos có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều cung cấp một bộ công cụ phát triển phần mềm hỗ trợ việc xây dựng các Isomorphic Blockchain.

Để đạt được khả năng tương tác xuyên chuỗi giữa các Isomorphic Blockchain trong network của mình, cả hai đều cung cấp một Communication Protocol chuyên biệt, được thiết kế riêng cho hệ sinh thái của mình. Các cross-chain communication protocol này cung cấp một framework chung để giúp các Isomorphic Blockchain trong hệ sinh thái có thể tương tác và truyền thông tin một cách dễ dàng và liên mạch.

Trong Cosmos và Polkadot, chúng lần lượt được gọi là IBC (Inter Blockchain Communication) và Cross-chain Message Passing (XCMP).

Với IBC và XCMP, chúng cho phép các Isomorphic Blockchain trong Cosmos Network & Polkadot Network có thể chuyển các messaging tuỳ ý qua lại với nhau, cho phép nhiều trường hợp sử dụng độc đáo như: coin & token transfer, atomic swaps, cross-chain DEX, cross-chain smart contracts,... Tuy không phải trọng tâm, nhưng thông qua các Bridge chuyên biệt với các Blockchain đích (ví dụ như Bitcoin, Ethereum,...), Cosmos & Polkadot vẫn hỗ trợ Heterogeneous Cross-chains.

Đây là một trong những cách tiếp cận Cross-Chain có độ bảo mật cao nhất ở thời điểm hiện tại vì bảo mật được chia sẽ giữa blockchain chính và blockchain phụ (Relay-chain - Parachain của Polkadot & Hub - Zones của Cosmos).

Tuy nhiên, độ phức tạp về mặt kỹ thuật của cách tiếp cận này là rất cao, đặc biệt đối với Polkadot. Bằng chứng cho luận điểm này được biểu hiện một phần thông qua tốc độ phát triển sản phẩm của Cosmos & Polkadot.

Heterogeneous Cross-chains: LayerZero & Axelar

Nói về khả năng tương tác giữa các Heterogeneous Blockchain, có hai giải pháp đang khá nổi bật ở thời điểm hiện tại là LayerZero và Axelar. Trong đó, cả hai đã huy động được số vốn đáng kể từ các Venture Capital hàng đầu thị trường, và một trong số đó đã launch mainnet. Điều này chứng tỏ phần nào cách tiếp cận của 2 dự án này là khả thị.

LayerZero

LayerZero cung cấp giải pháp truyền thông tin giữa các nền tảng smart contract (generic cross-chain messaging protocol). Giải pháp này chủ yếu nhắm vào các DApp phát triển theo hướng Cross-chain DApp, giúp chúng giải quyết vấn đề trao đổi thông tin giữa các blockchain này một cách hiệu quả. Tổng quan, sản phẩm cốt lõi mà LayerZero cung cấp bao gồm:

  • Endpoint: Tập hợp các smart contract đưọc triển khai trên các chain mà LayerZero kết nối. Mục đích của Endpoint là cho phép người dùng gửi message thông qua LayerZero communication protocol.
  • Relayer: Kết hợp với oracle, chúng cho phép xác minh tính hợp lệ của các giao dịch cross-chain.

Ý tưởng chung của LayerZero là cho phép Chain B xác minh rằng một giao dịch hoặc sự kiện nhất định đã xảy ra trên Chain A, bằng cách tin tưởng vào quá trình xác thực của Relayer & Oracle. Điều này cho phép các smart contract trên chain B có thể thực hiện các thông điệp có điều kiện được yêu cầu từ chain A.

Điểm mạnh của cách tiếp cận thiết kế của LayerZero là nó tận dụng khả năng tính toán và lập trình của các smart contract trên nền tảng smart contract hiện tại (ví dụ: EVM), mở ra một loạt cách xây dựng các Cross-chain DApp như Cross-chain Decentralized Exchange, Multi-chain Yield Aggregator, Multi-chain Lending,...

Tuy nhiên, việc chạy một smart contract trên L1 sẽ rất tốn kém (đặc biệt là Ethereum). Để cắt giảm chi phí của quá trình xác thực giao dịch, LayerZero đã sử dụng Oracle trong quy trình xác thực giao dịch, điều này cắt giảm bớt một phần chi phí cho việc lưu trữ thông tin trên L1 (light client). Trong whitepaper của LayerZero còn đề cập tới Ultra light, một thiết kế còn nhẹ hơn cả light node. Mặc dù vậy, mình chưa thấy cách triển khai chi tiết cho ULN được đề cập whitepaper.

Ưu điểm của LayerZero:

  • Sử dụng Oracle như một phần của quá trình giao dịch ⇒ giảm chi phí hoạt động của việc triển khai smart contract trên L1.
  • Thiết kế tận dụng được sức mạnh của smart contract platform.
  • Tiết kiệm chi phí cho việc triển khai.

Nhìn chung, LayerZero cung cấp một giải pháp thực tế, đủ nhẹ và thách thức kỹ thuật tương đối thấp khi so sánh với các giải pháp cùng phân khúc. Đương nhiên không có giải pháp nào hoàn hảo, cách tiếp cận của LayerZero vẫn có những hạn chế nhất định:

  • Chỉ hỗ trợ các Smart contract platform, các blockchain không hỗ trợ smart contract như Bitcoin, Litecoin, Monero,... sẽ không được hỗ trợ.
  • Sử dụng lớp đồng thuận trung gian là Oracle và hoạt động trên giả định bảo mật là Oracle & Relayer không thông đồng với nhau.
  • Vấn đề chi phí khi sử dụng các dịch vụ External Oracle cao cấp như Chainlink, Band Protocol, DIA Protocol,... Các Oracle protocol trên cùng yêu cầu trả phí khi sử dụng dịch vụ Oracle của họ, vì vậy, vấn đề đặt ra là: Gas fee tiết kiệm được từ kiến trúc Relayer & Oracle có nhiều hơn tiền phí trả phí cho các dịch vụ Oracle trong tương lai?
  • Các vấn đề về phân cấp và bảo mật (secure & decentralized), anh em có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Axelar

Axelar là một giải pháp cơ sở hạ tầng cross-chain hỗ trợ các Heterogeneous Blockchain kết nối với nhau thông qua Axelar Blockchain.

Một cách giải thích khác, khi các blockchain platform kết nối với Axelar, Axelar sẽ cung cấp khả năng tương tác Cross-Chain dễ dàng và liền mạch giữa chúng. Ví dụ, Chain A và Chain B kết nối với Axelar, A và B có thể tương tác với nhau thông qua Axelar. Nếu thêm Chain C kết nối với Axelar thì cả A, B và C có thể tương tác với nhau thông qua Axelar.

Cách hoạt động tổng quan của Axelar tương đối khác với LayerZero.

Mỗi blockchain muốn kết nối với Axelar network sẽ phải thiết kế một bộ lặp (repeater). Chúng cho phép Axelar thu thập và đồng bộ hoá thông tin của blockchain đó với Axelar blockchain thông qua các Cross-Chain Communication protocol. Các Cross-Chain Communication protocol này của Axelar được thiết kế riêng biệt (Cross-Chain Gateway Protocol & Cross-Chain Transfer Protocol).

Sau đó quá trình xác thực sẽ được thực hiện trên Axelar.

Điểm khác nhau chính giữa Axelar nằm ở quy trình xác minh tính hợp của giao dịch, nó phức tạp hơn giải pháp của LayerZero và có nhiều quy trình xác minh và logic hơn.

Ngoài ra, sự khác biệt lớn nhất là LayerZero sử dụng oracle như một phần của quá trình xác nhận, đảm bảo tính bảo mật và hoạt động giống như một lớp đồng thuận trung gian. Axelar sử dụng sự đồng thuận BFT (Byzantine Fault Tolerance) để xây dựng Blockchain Axelar. Quá trình xác nhận tính hợp lệ của giao dịch sẽ được diễn ra trên Axelar Blockchain và được bảo mật bởi các validator nodes của Axelar Blockchain.

Tổng quan lại:

  • Độ khó kỹ thuật của Axelar thấp hơn Cosmos & Polkadot và cao hơn LayerZero.
  • Chi phí triển khai của Axelar sẽ cao hơn LayerZero.

Vì Axelar yêu cầu thiết lập một Blockchain riêng để xác nhận và bảo mật giao dịch. Nhưng khi hoàn thành, chi phí sử dụng tổng thể của Axelar có thể sẽ thấp hơn LayerZero và cho phép nhiều trường hợp sử dụng hơn.

Bối cảnh chung về các dự án Bridge trên thị trường

Hoạt động chuyển token qua lại giữa các blockchain hiện thường rơi vào hai hoạt động chính:

  • Giữa các blockchain hỗ trợ smart contract (ví dụ: Etherem ⇔ Polygon, Ethereum ⇔ Fantom,...).
  • Giữa các blockchain không hỗ trợ smart contract và các blockchain hỗ trợ smart contract (Bitcoin ⇔ Ethereum, Monero ⇔ Secret network).

Dựa trên góc nhìn trên, các bridge cho phép chuyển token qua lại giữa các blokckchain thường rơi vào 3 nhóm phổ biến sau đây:

  • Nhóm 1 - Những Bridge hai chiều chỉ cho phép chuyển một đồng coin cụ thể qua lại hai blockchain (Asset-specific). Thường là qua một blockchain hỗ trợ smart contract và một blockchain thì không. Ví dụ tiêu biểu là Wrapped Bitcoin - cung cấp khả năng chuyển BTC qua lại giữa Bitcoin blockhchain và Ethereum, Wrapped Arwear - cung cấp khả năng chuyển AR qua lại giữa blockchain Arwear và Ethereum.
  • Nhóm 2 - Những Bridge hai chiều tập chung vào hai smart contract platform cụ thể (Chain-specific). Các bridge này cung cấp khả năng chuyển các token tuỳ ý qua lại giữa hai blockchain theo cơ chế lock - mint - burn, team phát triển bridge này thường là team phát triển của một trong hai blockchain. Ví dụ: bridge PoS chain <> Ethereum của Polygon, bridge c-chain <> Ethereum của Avalanche, bridge Secret chain <> Ethereum của Secret network,...
  • Nhóm 3 - Những Bridge hai chiều cung cấp khả năng chuyển một số các token qua lại nhiều blockchain platform khác nhau. Thường tập trung vào các Heterogeneous Blockchain có hỗ trợ smart contract platform, team phát triển của của các dự án này thường là một external team.

Đối với nhóm 3, tính tiện lợi là USP cho nhóm dự án này. Ví dụ, thay vì mất 7 ngày chờ đợi để chuyển ETH từ Optimism qua Ethereum thì một vài giải pháp bridge cho phép người dùng hoàn thành việc đó trong 1 - 2 phút. Tuy nhiên, yếu tố bảo mật lại là vấn đề cần chú ý cho các dự án cung cấp giải pháp Heterogeneous Blockhchain Bridge.

Đây cũng là lý do chính mà Buterin tán thành multi-chain nhưng không tán thành cross-chain, vì có quá nhiều vấn đề trong các giải pháp cross-chain cho các heterogeneous blockhchain.

Dữ liệu on-chain cũng cố cho luận điểm "tương lai là Multi-chain"

Nhìn vào số liệu, chúng ta có thể thấy sự bùng nổ của Multi-chain Ecosystem trong suốt một năm qua. Qua thời gian, ngày càng nhiều hệ sinh mới ra đời và bắt đầu phát tiển, dòng vốn bắt đầu luân chuyển từ Ethereum sang các blockchain L1 & L2 khác. Điều này củng cố giả thuyết của nhiều người về tương lai của crpyto sẽ là multi-chain.

Chain-specific bridge chiếm phần lớn bridge volume

Nhìn rộng ra, chúng ta có thể thấy nhóm chain-specific bridge đang là nhóm có mức độ sử dụng cao nhất, với các bridge hai chiều bắt nguồn từ Ethereum sang các blockchain L1 & L2 khác (ví dụ, Etherum ⇔ Polygon, Ethereum ⇔ Avalanche, Ethereum ⇔ Ronin,...). Ba lý do giải thích cho sự phát triển của các chain-specific bridge:

  • Chúng giải quyết được vấn đề về niềm tin vào bridge, khi sản phẩm được là phát triển bởi chính nhóm phát triển blockchain L1 tương ứng (bridge PoS chain Polygon ⇔ Ethereum được phát triển bởi chính team Polygon, bridge Ronin ⇔ Ethereum được phát triển bởi team phát triển của Axies & Ronin).
  • Wrapped token của chain-specific bridge được chấp nhận sử dụng trên cả hệ sinh thái, và thường là phiên bản có thanh khoản cao nhất trong hệ sinh thái đó.
  • Được phát triển bởi chính team của blockchain platform, do đó, Chain-specific bridge thường là giải pháp nhanh nhất hỗ trợ giải quyết vấn đề về việc chuyển token qua lại giữa Ethereum và blockchain platform tương ứng. Trong khi các giải pháp tốt và tiện lợi hơn chưa hỗ trợ, người dùng muốn di chuyển vốn qua hệ sinh thái mới chỉ có một con đường duy nhất là dùng các bridge “mặc định” này.

Asset-specific bridge ghi nhận BTC được kết nối với các blockchain khác nhiều nhất

Nhóm Asset-specific bridge ghi nhận Bitcoin là tài sản phổ biến nhất được kết nối với các blockchain khác, với nhiều Asset-specific bridge từ Bitcoin ⇔ Ethereum, bao gồm: WBTC, hBTC, renBTC,...

Trong đó, WBTC là phiên bản có được mức độ chấp nhận cao nhất khi được nhiều blockchain platform quyết định wrapped chúng qua blockchain platform của mình. Như trên hình, WBTC đang là token có total TVL cao thứ 6 với tổng giá trị trên $2B trong các custody address.

Case study của WBTC là một trường hợp cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng - khi một sản phẩm không có công nghệ tốt nhất nhưng lại giải pháp leading market sau cùng. Theo góc nhìn cá nhân, lý do cho sự thành công của WBTC có hai yếu tố chính:

  • First starter: Khi các giải pháp tiên tiến hơn đang còn hoạt động trên Whitepaper thì WBTC đã đi vào hoạt động.
  • Tồn tại đủ lâu để xây dựng nên hiệu ứng mạng mạnh mẽ (network effect) xung quanh WBTC: Được sử dụng trong các ứng dụng thực và bùng nổ vào DeFi Summer 2020, thanh khoản WBTC trong các Dapps trên Ethereum đã phát tiển đến mức đủ lớn và dần trở thành chuẩn mực cho việc di chuyển BTC từ Bitcoin ⇔ Ethereum.

Các dự án cung cấp Heterogeneous Cross-chains Bridge: tiềm năng nhưng cần quan sát nhiều hơn

Hiện nay, có hàng trăm blockchain đang hoạt động, và tương lai sẽ ngày càng có nhiều blockchain hoạt động hơn trong một tương lai multi-chain. Mỗi blockchain thường được thiết với những ưu tiên khác nhau:

  • Có blockchain có hỗ trợ smart contract, một số khác lại không.
  • Một số lại ưu tiện sự phân quyền trong blockchain.
  • Một số khác lại ưu tiên độ hữu dụng hơn,...

Vì vậy vấn đề communication giữa chúng rất gian nan, lý tưởng nhất là một giải pháp duy nhất cho phép một blockchain tích hợp một lần, và cho phép truy cập vào cả hệ sinh thái (once integration for all), nhưng độ khó trong việc xây dựng một giải pháp như vậy rất cao.

Tuy nhiên, đã có một vài dự án cung cấp tầm nhìn sản phẩm cuối cùng như trên, nhưng đa số chúng chưa hoạt động trên mainnet, chỉ cung cấp một vài function hoặc ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Chúng ta cần thời gian để xem xét thêm sự phát triển của các giải pháp này, xem chúng có phải “game changer” trong phân khúc này hay không, hay những giải pháp với cách tiếp cận thực tế hơn, giải quyết ngay nhu cầu trước mắt sẽ phát triển đến mức đủ lớn để xây dựng được một hiệu ứng mạng mạnh mẽ và leading market như trường hợp của WBTC.

Tổng quan cơ chế hoạt động của các bridge trên thị trường

Nguyên lý hoạt động chuyển coin & token (Coin & Token traffer) từ Chain A sang chain B

Việc chuyển thành công tài sản từ chain A sang chain B thường bao gồm ba bước sau:

  • Message update: Nếu có một yếu cầu chuyển (hoặc swap) USDT từ chain A qua chain B thông qua một bridge nào đó, thì bước quan trọng (cũng là bước đầu tiên) là cần cập nhật thông điệp đó một cách kịp thời. Do các blockchain không có khả năng tương tác native với nhau nên cần thiết lập bộ lặp (Rereater) ở các chain tương ứng (trong trường hợp này là thiết lập ở chain A và chain B) để thu nhận thông điệp cần truyền tải một cách nhanh chóng và kịp thời. Ngoài cách tiếp cận là thiết lập Rereater, một số dự án sử dụng Oracle hoặc công việc này được đảm nhiệm bởi các Validators.
  • Communication & Reach consensus: Sau khi Cross-chain Messaging được cập nhật từ Rereater ở chain A, Messaging sẽ được xác thực thông qua một lớp đồng thuận trung gian. Sau khi đạt được đồng thuận, thông tin được tiếp tục truyền đến chain B. Ví dụ: Đối với Axelar, quá trình xác thực sẽ được diễn ra ở trên Axelar Blockchain, được duy trì bởi các Validators của Axelar Blockchain với cơ chế đồng thuận DPoS.
  • Cryptographic Signature: Các Node Validator liên quan sẽ sign để đồng ý giải phóng quỹ trên chain B.

Hai thiết kế bridge phổ biến

Dựa vào nguyên lý hoạt động ở trên, chúng ta có thể chia các dự án bridge hiện tại trên thị trường thành hai loại phổ biến:

1. Lock, Mint & Burn Bridge

Khi một số lượng token x trên chain A được chuyển sang chain B, số lượng x token trên chain A sẽ bị lock trong một smart contract trên chain A. Đồng thời, một số lượng wrapped token x tương tự trên chain B mint ra.

Dưới đây là ví dụ đơn giản để giúp bạn hình dung được cách hoạt động của các bridge theo mô hình này:

Nếu người dùng muốn chuyển ETH từ Ethereum sang Fantom.

  • Trước tiên, ETH của người dùng sẽ được gửi vào một custody address.
  • Sau đó một số lượng fETH tương ứng sẽ được mint ra trên Fantom.

Do người dùng có thể dễ sàng redeem fETH trên fantom thằng ETH trên Ethereum theo tỷ lệ 1:1, nên mặc định giá cả giao dịch của fETH trên Fantom sẽ bằng giá cả ETH hoặc có chênh lệch rất nhỏ.

2. Liquidity Network Bridge

Dự án sử dụng các Liquidity Pool trên chain A và B, dự trữ thanh khoản để sử dụng cho hoạt động cross-chain swap giữa chain A và B. Đồng thời sử dụng Threshold Signature Schemes (TSS) hoặc các công nghệ tưởng tự để bảo mật cho các pool thanh khoản, đảm bảo các Node trong mạng lưới không thể trộm tài sản của người dùng.

Một số bridge có cách tiếp cận khác về mặt kỹ thuật, nhưng ở khía cạnh trãi nghiệm của end-user không khác nhiều, nên mình vẫn sắp xếp chúng vào nhóm Liquidity Network Bridge. Dưới đây là 2 cách tiếp cận Liquidity Network phổ biến:

Cách tiếp cận 1: Sử dụng token trung gian

Với model này, các token trong pool được quản lý trong các Smart Contract trên các chain bên ngoài, các Smart Contract này lại được bảo mật và quản lý bằng cách sử dụng MPC & TSS (Secure Multi-party Computation & Threshold Signature Schemes) hoặc các công nghệ tương tự.

Việc swap tài sản X trên chuỗi A để lấy tài sản Y trên chuỗi B có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một token trung gian Z (Z có thể LP token hoặc một token bất kỳ có thể chuyển nhượng được hoặc chỉ được sử dụng trong việc swap nội bộ):

  • Swap X cho Z thông qua Liquidity Pool trên chain A.
  • Message passing từ Chain A qua Chain B, cùng với Z từ chain A đến chain B.
  • Swap Z cho Y thông liquidity pool trên chain B.

Cách tiếp cận này được sử dụng bởi synapse protocol, Hop protocol, Thorchain và một vài dự án khác.

  • Đối với Synapse Protocol, token trung gian trong kiến trúc Cross-chain Swap của Synapse Protocol là nToken, chúng là LP token khi người dùng deposit Stablecoin được hỗ trợ vào stableswap của Synapse.
  • Trong trường hợp của Hop Protocol, token trung gian trong kiến trúc Cross-chain Swap của protocol là hToken.
  • Với Thorchain, token trung gian trong kiến trúc Cross-chain Swap của dự án là RUNE - native token của dự án.

Cách tiếp cận 2: Omnichain AMM

Omnichain Dapp là concept được đề cập bởi LayerZero, nó đề cập khả năng thiết lập các trường hợp sử dụng khác nhau của các token thông qua việc truyền thông tin (messaging passing) giữa các chain khác nhau để tận dụng khả năng tính toán lập tình của các Smart Contract trên các Blockchain khác nhau (thông thường là General Perpose Smart Contract Platform).

Omnichain Dapp đầu tiên được triển khai trên LayerZero là Stargate Finance. Để đơn giản, bạn có thể hiểu:

  • LayerZero là một giao thức truyền thông tin xuyên chuỗi (Generic Cross-chain Messaging Protocol).
  • Còn Stargate Finance là stableswap AMM được xây dựng trên nền tảng đó.

Ví dụ, một người dùng nào đó có nhu cầu Swap 100 USDC trên Ethereum để nhận một lượng BUSD tương đương trên BSC thông qua Stargate Finance.

Ở phía người dùng, họ chỉ cần kết nối ví trên Ethereum, Approve token, Swap và chờ tầm 2 phút để giao dịch hoàn tất và nhận BUSD trên địa chỉ ví của mình. Nhưng ở phía dưới, cách hoạt động của quá trình này phức tạp hơn nhiều.

Đầu tiên, giao thức sẽ tạo các TSS Key trên Ethereum & BSC đóng vai trò là smart contract quản lý ERC20 token trên Ethereum & BEP20 trên BSC.

Khi có người dùng Swap 100 USDC trên Ethereum để nhận một lượng BUSD tương đương trên BSC. Đầu tiên, 100 USDC của người dùng sẽ được gửi đến Custody contract trên Ethereum.

StargateClient sẽ theo dõi TSS Address trên Ethereum và khi xác định USDC của người dùng được chuyển đến TSS Address trên Ethereum, các AMM smart contract của Stargate trên Ethereum sẽ  phân tích dữ liệu từ giao dịch đó và gọi hàm để lấy dữ liệu từ TSS Address trên BSC.

Dựa vào logic AMM được lập trình trước, cộng với dữ liệu lấy được từ hai TSS trên Ethereum & BSC. Smart Contract trên BSC sẽ thực hiện được các hành động tương ứng, trong trường hợp này là gửi một BUSD đến địa chỉ người dùng.

Trong quá trình này:

  • LayerZero đóng vai trò là cầu nối giúp thông tin (message) được gửi qua, lại trên Ethereum & BSC.
  • Khả năng tính toán và lập tình được đảm nhiệm bởi các Smart Contract trên Ethereum & BSC.
  • TSS được sử dụng để tạo và quản lý các smart contract trên Ethereum & BSC.

Nhìn chung, dù Liquidity Network Bridge sử dụng token trung gian hay concept mới là Omnichain Dapp của LayerZero, biểu hiện cho người dùng cũng chỉ có 2 tính năng chính là “swap" & “pool".

  • “Swap" là tính năng cung cấp khả năng giao dịch một số token từ chain này qua chain kia, giúp người dùng di chuyển vốn đến những blockchain mà mình muốn.
  • “Pool” là tính năng giúp dự án dự trữ thanh khoản trên các chain để phục vụ cho hoạt động “swap". Thông thường các dự án sẽ sử dụng incentive để khuyến khích người dùng add thanh khoản cho các pool tương ứng trên các chain. Cách phổ biến thường được các dự án sử dụng là triển khai liquidity mining.

Đánh giá sự hiệu quả của các phương pháp tiếp cận

Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình khai phá tiềm năng của việc giao tiếp liên chuỗi (Cross-chain Communication), một trong những ứng dụng tiềm năng trong bối cảnh Multi-chain là các bridge hỗ trợ việc di chuyển hoặc giao dịch coin & token giữa các blockchain khác nhau.

Tuy nhiên độ khó để xây dựng các ứng dụng như vậy khá khó khăn với nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong phần này, mình sẽ trình bày một framework chung để đánh giá sự hiệu quả của bridge;

  • Bảo mật (secure).
  • Phân quyền (Decentrailized).
  • Khả năng mở rộng (Scalable).

Bảo mật (Secure)

Chỉ một vài kiến trúc blockchain được thiết kế từ đầu với tầm nhìn cho phép các blockchain trong network của mình giao tiếp với nhau. Với các giải pháp này, chúng cho phép bảo mật của các blockchain trong network được chia sẽ với nhau và bảo mật của giải pháp bridge được gắn kết với các blockchain mà chúng kết nối.

Đây có thể là giải pháp bridge có độ bảo mật cao nhất hiện tại, một số cách tiếp cận có thể kể đến là mô hình Polkadot (XCMP), Cosmos (IBC), L1-L2 Rollup bridge của Ethereum.

Để đánh đổi lấy độ bảo mật cao thì các giải pháp đó thường có độ khó kỹ thuật cao để hoàn thành (Cosmos IBC mất gần 3 - 4 năm để có thể thể hoạt động, Polkadot XCMP vẫn trong giai đoạn testnet), hoặc đánh đổi bằng việc có khả năng mở rộng rất kém (Optimism Bridge defaut có UX kinh khủng khi bắt người dùng chờ 7 - 14 để có thể rút tiền từ Optimism về Ethereum).

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đa phần Bridge Volume lại tập trung ở những Heterogeneous Cross-chains, hiểu nôm na là chuyển coin & token qua lại giữa các blockchain không đồng nhất.

Khi so với nhóm đầu tiên, điểm khác biệt chính của nhóm này là bảo mật của giải pháp bridge không được gắn với các blockchain mà chúng kết nối. Thay vào đó, đa phần các bridge được bảo mật bởi các External Validators hoặc các giải pháp bảo mật Off-chain khác (ví dụ oracle).

Ở góc nhìn của mình, để xác định một bridge có độ bảo mật cao hay thấp, thì mình thường tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai là người xác nhận tính hợp lệ cho các giao dịch cross-chain?
  • Làm sau để các validators quyết định một giao dịch cross-chain là hợp lệ hay không (Consensus), hay bridge hoạt động dựa trên giả định bảo mật gì?
  • Chi phí tấn công đồng thuận bridge là bao nhiêu (chi phí để một cá thể hoặc tổ chức có được phần lớn quyền kiểm soát mạng lưới các validator nodes, từ đó, họ có thể thao túng các giao dịch để phục vụ cho các mục đích riêng)?

Hãy lấy một vài ví dụ thực tế để hiểu rõ hơn vấn đề:

Ronin bridge, giải pháp chuyển token 2 chiều giữa Ronin & Ethereum được cung cấp bởi chính team dev của Ronin & Axies:

  • Người chạy Validator nodes để xác định tính hợp lệ cho các giao dịch cross-chain là các tổ chức có danh tính & danh tiếng trong nghành: Ronin team, Binance, Animoca Brands,... Số lượng validators nodes cho bridge bao gồm 9, trong đó 4 node được chạy và quản lý bởi team Ronin.
  • Để một giao dịch cross-chain được xem là hợp lệ thì nó phải được thông qua sự đồng thuận của đại đa số các validator nodes của Ronin bridge. Trong trường hợp này là 5/9 node. Ngoài ra, các Validators là những người được chọn trước và họ cũng không yêu cầu staking/bonding bất cứ asset nào để chạy node. Tuy nhiên, danh tính của họ được công khai cho công chúng, vì vậy trong trường hợp này, chúng ta có thể hiểu là các node đang stake “danh tiếng" để có quyền xác thực các giao dịch cross-chain qua lại giữa Ethereum & Ronin.
  • Dễ dàng thấy được, cái giá phải trả cho việc các validator node “tham nhũng" là danh tiếng của họ.

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một giải pháp cross-chain swap nổi bật trên thị trường là Thorchain:

  • Thorchain là một blockchain Proof of Stake (PoS) được xây dựng bằng Cosmos SDK và sử dụng đồng thuận Tendermint PBFT. Người xác định tính hợp lệ cho các giao dịch cross-chain giữa Thorchain và các blockchains khác là các validator nodes của Thorchain. Số lượng Validator nodes đang hoạt động trên mạng hiện tại là 101 Nodes.
  • Thorchain sử dụng đồng thuận Tendermint PBFT, một giao dịch cross-chain được xem là hợp lệ khi nó thông qua 66% số validator nodes đang hoạt động của Thorchain (tương đương 67/101 Validator nodes). Bên cạnh đó, các validator nodes được yêu staking một số lượng RUNE (native token của Thorchain) tối thiểu.
  • Cách để bạn tấn công đồng thuận của Thorchain là thao túng hơn 67/101 validator nodes của mạng. Tuy nhiên, nếu các validator nodes gian lận, RUNE đang bonding của họ sẽ bị slashing. Vì vậy, chi phí “tham nhũng" trong mạng lưới Thorchain rất cao, tương đương việc kiểm soát tầm 50M RUNE (tương đương $700M).

Đối tượng tiếp theo chúng ta xem xét là LayerZero, một dự án vừa huy động được $135M ở mức valuation $1B:

  • Theo Whitepaper của LayerZero trình bày, người xác định tính hợp cho các giao dịch cross-chain trong LayerZero là Oracle và Relayer.
  • Một giao dịch cross-chain sẽ được coi là hợp lệ khi nó được thông qua bởi cả Oracle & Relayer. Nếu có một bên gian lận thì transaction sẽ không thể thông qua được (transaction fail), nếu cả 2 bên đều gian lận thì xem như cả network rekt. Vì vậy, LayerZero hoạt động dựa trên giả thuyết bảo mật là hai đối tượng Oracle & Relayer sẽ không thông đồng với nhau.
  • Chi phí cho việc “tham nhũng” trong LayerZero là danh tiếng của các bên liên quan - Relayer & bên cung cấp dịch vụ Oracle.

Bảo mật là yếu tố nền tảng cho sự thành công một giải pháp bridge. Dù là bridge theo dạng Lock, Mint & Burn hay dạng Liquidity Network thì quá trình xác minh tính hợp lệ của các giao dịch đa phần vẫn phụ thuộc nhiều vào lớp đồng thuận trung gian. Một khi lớp đồng thuận bảo mật kém, thì nguy cơ cao là tài sản bị đánh cắp.

Phân quyền (Decentralized)

Phân quyền trong blockchain đề cập tới việc một blockchain có thể hoạt động bình thường mà không cần tin cậy vào một cá nhân hay nhóm nhỏ nào đó. Điều này cùng đúng khi đề cập đến các giải pháp bridge được bảo mật bởi các external validators.

Hãy xem xét sự kiện exploited của Ronin Bridge để thấy tầm quan trọng của yếu tố phân quyền:

Ronin Bridge sử dụng đồng thuận PoA với sự tham gia của 9 validator nodes để xác thực các giao dịch cross-chain giữa Ethereum và Ronin. Một giao dịch cross-chain sẽ được xem là hợp lệ khi nó được thông qua bở 5/9 validator nodes.

Tuy nhiên, 4/9 validator nodes được chạy bởi team Skymavis (team dev phát triển cho Axies & Ronin). Ngoài ra, validator node được chạy bởi Axie DAO cũng đã uỷ quyền cho Skymavis team, tuy đã ngừng việc uỷ quyền từ 12/2021 nhưng Axie DAO chưa thu lại quyền. Vì vậy về mặt lý thuyết, Skymavis đã quản lý 5/9 Validators node và họ có quyền chi phối Ronin bridge.

Khi hacker tấn công và chiếm đoạt quyền quản lý của các validators node do Skymavis quản lý, hacker có luôn quyền của Validator node do Axie DAO quản lý. Kết quả thì các bạn chắc cũng đã thấy được, Ronin bridge bị exploited với tổn thất bao gồm 173,600 ETH và 25.5M USDC (hơn $600M).

Qua trường hợp của Ronin, chúng ta thấy được một khi lớp đồng thuận không được phân cấp đầy đủ, vẫn có nguy cơ tài sản bị đánh cắp, rủi ro có thể từ việc gian lận của các Validator node hoặc như trường hợp của Ronin - bị tấn công và chiếm đoạt quyền quản lý các validator nodes.

Do đó, quá trình xác minh tính hợp lệ của các giao dịch cross-chain càng phân cấp càng tốt. Thông thường, tiêu chí trực tiếp nhất để xem xét một giải pháp bridge có phân cấp hay không là số lượng validator nodes tham gia quá trình xác minh các giao dịch cross-chain, số lượng node tham gia càng nhiều thì có thể xem mạng càng phân cấp.

Khả năng mở rộng (Scalable)

Thách thức chung cho các bridge trong việc giải quyết bài toán về khả năng mở rộng là sự khác biệt thiết kế của các blockchain như: tốc độ (TPS), tính bảo mật và cơ chế đồng thuận của các blockchain,... Dưới đây là một số cách tiếp cận chính trên thị trường:

  • Chain-specific bridge: Bridge chuyển token giữa hai chain cụ thể ( Polygon PoS ⇔ Ethereum, Avalanche C - Chain ⇔ Ethereum,...).
  • Giải pháp bridge cho một nhóm đối tượng cụ thể: EVM compatible chains, Tendermint-based chains, Substrates base chains.
  • General perpose: Một giải pháp chung, các dự án sau khi tích hợp thì cho phép kết nối với tất cả các blockchain trong networks.

Trong đó, độ khó kỹ thuật trong các thiết kế bridge cũng tỷ lệ thuận với quy mô hệ sinh thái mà giải pháp bridge muốn kết nối. Mặc dù khó khăn hơn trong việc xây dựng, nhưng khi xây dựng thành công, các giải pháp general dễ dàng hơn trong việc xây dựng các hiệu ứng mạng tích cực dựa trên số lượng blockchains & dapps kết nối vào mạng.

Ở hai cấp độ thiết kế, cả hai thiết kế bridge hiện tại là “Lock-Mint-Burn" & “Liquidity network" đều có những ưu và nhược điểm riêng:

1. Lock-Mint-Burn bridge

Về cách hoạt động, Lock-Mint-Burn bridge cho phép khoá native token ở blockchain nguồn và tạo một wrapped token ở blockchain đích, về lý thuyết, cách tiếp cận này sẽ cho phép các lock-mint-burn bridge tạo ra bản wrapped của bất kỳ token nào - số lượng token hỗ trợ bridge không giới hạn.

Tuy nhiên, Lock-mint-burn khiến thanh khoản của token đó bị phân mảnh trên các blockhain, khi nó cần thiết lập một nguồn thành khoản on-chain để người dùng swap wrapped token đó ra token mà họ thực cần.

Ngoài ra, các wrapped từ các dự án khác nhau sẽ có các kí hiệu khác nhau (USDCpo, USDCbs, USDCet, aeUSDC,...) - một trải nghiệm người dùng (UX) gây lú. Hình phía dưới là một ví dụ điển hình.

Liquidity Network Bridge

Ở góc độ tổng quan, các giải pháp bridge xây dựng theo hướng này cần một lượng thanh khoản đầy đủ ở các chain để phục vụ cho hoạt động cross-chain swap, giá cả sẽ được tính toán dựa trên các đường cong được xác định trước. Vì vậy, vấn đề của nhóm bridge này tương đối giống với các vấn đề mà các AMM gặp phải - Làm sau để thu hút thanh khoản cho các pools?

Để giải quyết vấn đề này, các dự án bridge thường triển khai các hoạt động khuyến khích khác nhau, như cơ chế phí và liquidity mining, rumor airdrop,... Tuy nhiên, một số biện pháp khuyến khích có một số hạn chế, tiêu biểu như các chương trình liquidity mining. Vì vậy, nếu không được triển khai một cách thích hợp thì các chương trình khuyến khích thanh khoản sẽ tạo ra một áp lực bán đáng kể lên giá token trên thị trường thứ cấp.

Ngoài ra, mức độ kiến ​​trúc của bridge dạng này cũng phức tạp hơn. Tính đến thời điểm hoàn thành bài viết này, các giải pháp bridge dạng Liquidity network thường được thiết kế dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,...) hoặc các asset có giá tương tự nhau (pricing = 1). Các đường cong phức tạp hơn vẫn chưa phổ biến.

Tương lai của các bridge

Hiện nay có hơn 100 blockhain đang hoạt động, cá nhân mình tin rằng con số này sẽ gia tăng gấp 2 - 3 lần trong vài năm nữa, cộng thêm nhiều dữ liệu on-chain khác cũng củng cố cho luận điểm - tương lai crypto sẽ là multi-chain. Trong một tương lai như thế, liệu bridge có phải là một mảng sẽ phát triển và chúng có phải là một good deal cho các vị thế đầu tư dài hạn?

Hãy bắt đầu trả lời câu hỏi này, bằng cách xem lại câu chuyện của L2 & EVM sidechain năm 2021. Khi các nhà phát triển đều tin Rollup là giải pháp mở rộng quy mô hoàn hảo cho Ethereum, đa phần đều đồng ý rằng, sau khi các platform như Optimism ra mắt, chúng sẽ chiếm hết sự chú ý của người dùng.

Nhưng diễn biến thực tế không như dự đoán của đại đa số, spotlight lại thuộc và các dự án như Binance Smart Chain, Polygon, Fantom, Avalanche C-Chain,… Đây không phải là các rollup platform, chúng giống các EVM sidechains - fork Ethereum, với các nodes chạy cơ chế đồng thuận riêng, lợi thế của cách tiếp cận này là nhanh và rẻ hơn nhưng bảo mật và tính phân cấp thấp hơn Ethereum.

Ở khía cạnh khác, đa phần mọi người tham gia crypto, đảm nhận cùng một lúc nhiều vai trò khác nhau, bao gồm: users, investors, traders, tester (cày retroactive),... Nhưng tựu chung lại, động lực chính thúc đẩy họ đến với thị trường là kiếm tiền.

Trong trường hợp của L2 & EVM sidechains, khi Etherum gas price lên quá cao, chi phí hoạt động trên mạng quá lớn, cộng với việc cạnh tranh cũng gay gắt hơn, cơ hội kiếm tiền không còn hấp dẫn như trước nữa, đại đa số user sẵn lòng bỏ Ethereum sang BSC, nơi có phí rẻ hơn và nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Tương tự với sự phát triển của Polygon, Fantom và các L1 khác.

Sau vài năm nữa, công nghệ crypto sẽ phát triển rất khác hiện tại nhưng cũng sẽ có một vài thứ không đổi, một trong số đó chính là động lực chính thúc đẩy mọi người đến với thị trường crypto - kiếm tiền.

Bridge nói riêng và các cross-chain bridge nói chung đem đến cho thị trường crypto sự tương tác (Interoperability), điều này rất quan trọng vì chúng cho phép người dùng di chuyển vốn của họ từ blockchian này đến blockchain khác một cách dễ dàng để “kiếm tiền". Đây là lý do chinh mà mình tin rằng mảng này sẽ phát triển mạnh trong tương lại.

Nếu ví von multi-chain hoạt động như thế giới thực bên ngoài, nơi có nhiều đất nước và vùng lãnh thổ khác nhau cùng tồn tại, các bridge có thể được xem như ngành giao thông vận tải kết nối chúng lại với nhau. Vậy bạn có tưởng tượng được thế giới hiện nay hoạt động ra sau khi thiếu các hoat động giao thông vận tải liên quốc gia và vùng lãnh thổ không?

Các cơ hội đầu tư tiềm năng với Cross-chain Bridge

Theo góc nhìn của mình, dưới đây là một số cơ hội đầu tư tiềm năng;

Omnichain DEX & AMM

Omnichain có thể được hiểu là một lớp trù tượng để kết nối các blockchain platform lại với nhau, cho phép các nhà phát triển tạo dapp giống như phát triển dApp cho một mạng đơn lẻ như Ethereum hoặc Polygon, trong khi có thể tận dụng khả năng tổng hợp trên các mạng.

Chi tiết hơn, khái niệm Omnichain đề cập khả năng thiết lập các trường hợp sử dụng khác nhau của các token thông qua việc truyền thông tin (messaing passing) giữa các blockchain để tận dụng khả năng tính toán lập tình của các smart contract trên các blockchain khác nhau.

Ví dụ:

Sushiswap thường gọi mình là multi-chain AMM, nhưng thật ra Sushiswap chỉ fork code của Sushiswap trên Ethereum và chạy trên các EVM chain khác, các phiên bản hoàn toàn tách biệt với nhau. Sushiswap được xây dựng trên Ethereum thì tất cả assets & logic AMM sẽ lưu giữ và thực hiện trên cùng một chain là Ethereum. Sushiswap được xây dựng trên Fantom thì tất cả assets & logic AMM sẽ lưu giữ và thực hiện trên BSC.

Nếu người dùng có ETH trên Ethereum, FTM trên Fantom và muốn farming SUSHI trên Fantom bằng cách cung cấp thanh khoản cặp ETH/AVAX trên Sushiswap thì họ sẽ phải wrap ETH của họ từ Ethereum sang Fantom. Sau đó mới add thanh khoản và staking LP. Việc này yêu cầu người dùng thành thạo các thao tác các bridge, mở nhiều tab, thao tác nhiều lần.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều rủi ro với các bridge dạng lock-mint-burn, tiêu biểu là trường hợp của Ronin bridge & Katana AMM, bỗng một ngày đẹp trời, Ronin bride thông báo bridge bị exploited $600M và tất cả tài sản trên mạng Ronin sẽ bị đống băng, trong đó có LP của Katana AMM, người dùng chỉ có thể chờ đợi mà không làm gì được.

Nếu Sushiswap xây dựng trên Omnichain layer thì người dùng không cần các bước bridge phức tạp. Họ chỉ cần add thanh khoản bằng chính ETH trên Ethereum (native) và FTM trên Fantom (native), một trải nghiệm liền mạch trên cùng một front-end.

Tham khảo thêm: Phân tích mô hình hoạt động SushiSwap

Generic cross-chain messaging protocol

Các giao thức được thiết kế đặc biệt để truyền thông tin qua nhiều blockchain khác nhau. Các blockchain chỉ tích hợp một lần cho phép các blockhain đó truy cập vào toàn bộ hệ sinh thái bên trong. Hai dự án tiêu biểu trong nhóm này là Cosmos network & Axelar.

Ví dụ:

Sau khi Terra kết nối với IBC, UST trên Terra blockchain có thể được chuyển qua lại giữa 43 blockchain đã kết nối IBC trong Cosmos Network. Người dùng có thể sử dụng UST tuỳ thích trong các ứng dụng khác nhau.

Sự khác biệt của IBC là nó cho phép triển khai trên quy mô toàn hệ sinh thái Cosmos network. Trong trường hợp không có IBC, nếu Terra muốn làm được điều tương tự, họ phải xây dựng 43 specific bridge, mỗi bridge kết nối đến một blockchain tương ứng. Điều này phức tạp và tốn nhiều thời gian để triển khai.

IBC hỗ trợ việc di chuyển tài sản permissionless thông qua Cosmos Hub, điều cho phép sự hợp tác kinh tế liền mạch giữa các blockchain riêng biệt trong hệ sinh thái Cosmos network, mở ra nhiều trường hợp sử dụng độc đáo.

Tham khảo thêm: Phân tích mô hình hoạt động Terra

Supply-side / Demand-side Aggregators

Trong tương lai multi-chain, số lượng các giải pháp cơ sở hạ tầng về cross-chain sẽ ngày càng gia tăng. Cùng một nhu cầu là di chuyển ETH từ Ethereum sang AVAX trên C-Chain chúng ta sẽ có rất nhiều cách để triển khai.

Tuy nhiên người dùng cuối (end user) không quan tâm nhiều đến vậy, điều họ quan tâm là số lượng AVAX tối đa mà mình có thể nhận từ số ETH ban đầu. Các Demand-side Aggregators sẽ thực hiện hoá tầm nhìn này. Người dùng chỉ cần hoạt động trên một front-ent duy nhất, vừa tiết kiệm thời gian và giảm độ phức tạp của việc sự dụng nhiều bridge.

Bên canh đó, các cross-chain DEX cần thanh khoản dự trữ ở các blockchain khác nhau để hoạt động, vì vậy họ thường triển khai các incentive khác nhau để khuyến khích người add thanh khoản cho DEX, số lượng các cross-chain DEX sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian và người dùng có rất nhiều lựa chọn để kiếm lợi nhuận.

Các Supply-side Aggregators sẽ giúp người dùng tối đa lợi nhuận của họ dựa trên các chiến lược khác nhau và nó cũng đơn giản quá trình hoạt động khi người dùng chỉ cần tương tác với một front-ent duy nhất.

Tổng kết

Trong sự phát triển multi-chain, nhu cầu di chuyển dòng tiền giữa các blockchain sẽ ngày càng rõ ràng hơn, các bridge nói riêng và các cross-chain bridge nói chung là đảm nhận vai trò là người vận chuyển giá trị, tương tự nhóm ngành giao thông vận tải trong thế giới thực. Vì thế, sự phát triển của các bridge nói riêng và các Cross-chain Bridge nói chung là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu có quá trình phát triển, các giải pháp Cross-chain hiện tại tồn tại rất nhiều vấn đề từ bảo mật, phân quyền đến khả năng mở rộng. Liệu tương lai sẽ tồn tại nhiều giải pháp Bridge cùng tồn tại hay một giải pháp đứng đầu sẽ chiếm phần lớn thị phần của thị trường?

RELEVANT SERIES