Tổng quan về hệ sinh thái Cardano (ADA)
Sau một chặng đường dài phát triển từ năm 2015 đến nay, dự án blockchain Cardano đã chính thức chạy mainnet cho phép các builder xây dựng các dự án trên chính nền tảng này. Market cap của Cardano luôn đứng top 5 thị trường và đôi khi đưng top 3 chỉ sau Bitcoin, Ethereum và BNB.
Để không bỏ lỡ cơ hội trong hệ sinh thái mới nổi này, mình sẽ tổng kết lại các thông tin quan trọng nhất về cột mốc phát triển của Cardano cũng như dự phóng về cơ hội đầu tư nằm sâu trong hệ sinh thái.
Tổng quan về Blockchain Cardano
Tương tự như Ethereum, blockchain Cardano phân quyền, mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển có thể tạo hợp đồng thông minh trên mạng lưới để triển khai các ứng dụng mà không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề bảo mật và mở rộng.
Cardano blockchain được thành lập vào năm 2015 bởi Charles Hoskinson - đồng sáng lập Ethereum và BitShares. Vào năm 2017, Cardano đã thành công gọi vốn thông qua ICO được 60 triệu đô. Đây là con số rất lớn cho thấy cộng đồng đặt niềm tin vào Cardano rất lớn.
Những điểm nổi bật về Cardano
ADA - native token của Cardano là token nằm trong top 10 Marketcap dù không ứng dụng nhiều ở DeFi.
Số lượng token được staking chiếm 70% cung lưu thông, thể hiện cộng đồng rất tin tưởng vào tương lai của Cardano.
Cardano là tổ chức có tầm nhìn tập trung vào ứng dụng thực ở ngoài đời hơn trong không gian blockchain và DeFi.
Project Catalyst là một điểm sáng cho cả hệ sinh thái Cardano. Nó đóng vai trò như là một DAO được vận hành bởi ADA holders với quy mô cực lớn lên đến cả tỷ đô la trong Treasury. Sau 7 lần phân bổ vốn cho các proposal, thì đã có tổng hơn 1300 đề xuất được cấp vốn. Hiện tại, Fund8 của Project Catalyst đang được triển khai và sẽ phân bổ khoảng 16 triệu đô.
Token Cardano
Thông tin về token Cardano (ADA) được cập nhật ngày ngày 20/9/2021:
- Marketcap: $66 tỷ.
- FDV: $93 tỷ.
- Rank: #3.
- Giá ATH: $3.09 (2/9/2021).
- Giá ATL: $0.017 (1/10/2017).
- Circulating Supply: 33.63B ADA (75% tổng cung).
- Total Supply: 45,000,000,000 ADA.
- Sàn list ADA: Binance, Huobi, Kucoin, Gate, Coinbase, OKX,..
Blockchain Cardano
Thông tin về Blockchain Cardano được cập nhật ngày ngày 20/9/2021:
- TPS: 250-1000, và có thể được nâng cấp qua các công nghệ như Hydra (sẽ nói ở phần dưới).
- Blocktime: 20s.
- Total Tx: 31,696,730 Tx (cập nhật ngày 19/2/2022).
- Avg. Tx fee: $0.2.
- Số Stake Pools: 3165.
Số lượng Dapp build trên Cardono
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang thấy hàng trăm dự án được triển khai trên blockchain Cardano, mặc dù trước đó có rất ít. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy hệ sinh thái Cardano đang mở rộng rất nhanh sau bản nâng cấp smart contract gần nhất.
Tháng 5 2021 chỉ có một vài dự án đang chỉ mới trong giai đoạn xây dựng, nhưng qua Q4 2021 và đầu năm 2022 thì anh em có thể thấy có rất nhiều dự án và đã có rất nhiều dự án chạy mainnet cho phép người dùng trải nghiệm sản phẩm.
Đối tác & Backers
Hiện tại, đứng sau hệ sinh thái Cardano chính là 3 tổ chức Cardano Foundation, Emurgo và IOHK. Ba tổ chức trên không công bố nhiều thông tin về vai trò đối với Cardano, thông tin chỉ được tiết lộ sơ lược họ là tổ chức về tài chính và công nghệ blockchain đã support Cardano từ giai đoạn đầu cho đến thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, cộng đồng còn biết đến Cardano nhiều qua Charles Hoskinson, ông là đồng sáng lập Ethereum và đã tách ra phát triển Cardano từ 2015 (chính thức launch 2017).
Sự tham gia của các quỹ đầu tư Venture Capital
Quỹ đầu tư mạo hiểm Alameda Research và Three Arrows Capital đã "sắn tay áo" tham gia vào hệ sinh thái Cardano với khoản đầu tư và SundaeSwap - sàn DEX được chú ý nhất, và Ardana - dự án về stablecoin và DeFi trên Cardano.
Ngoài ra có venture capital cFund là một quỹ được back bởi Emurgo và Cardano Foundation có sự tư vấn của Charles Hoskinson - CEO của Cardano. Gói incentive trị giá 100 triệu đô sẽ là rất nhỏ nếu so sánh với hệ sinh thái khác (ví dụ gói 1 tỷ đô của Binance).
cFund là kết quả của sự hợp tác của 3 tổ chức, bao gồm Wave Finance, IOG và Cardano Foundation. cFund sẽ hoạt động độc lập với Project Catalyst. Tuy nhiên họ đều có mục tiêu chung là sẽ cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng và ứng dụng của Cardano đến với mọi thị trường chứ không riêng thị trường DeFi.
Wave Financial là tổ chức tài chính đang quản lý tài sản lên đến 500 triệu đô, họ sẽ cố gắng vừa đầu tư vừa định hướng cho các dự án phát triển. Tính đến nay, cFund đã rót vốn cho 7 dự án nổi bật như OccamFi (Launchpad), Coti Network (Nền tảng thanh toán),...
EMURGO Fund là quỹ dầu tư có giá trị 100 triệu đô được thành lập bởi Cardano Foundation và EMURGO - đây là tổ chức đồng hành lâu năm với Cardano. Hiện tại họ đã đầu tư 3 dự án, mặc dù không tác động trực tiếp đến DeFi nhưng điều này thể hiện sự cố gắng của Cardano trong việc bắt kịp các gói kích thích của các hệ sinh thái. Ví dụ: BSC 1 tỷ đô, Avalanche 400 triệu đô, Celo 100 triệu đô,...
Bối cảnh hiện tại có thể Cardano sẽ là một sân chơi cho các quỹ khủng nếu như họ thấy tiềm năng phát triển của cả hệ sinh thái.
Tình hình hiện tại và roadmap của Cardano
Cardano đề ra 5 giai đoạn cho roadmap của họ và được chia theo mốc thời gian sau:
- 9/2017: Bryon - Giai đoạn nền tảng: Đây là giai đoạn mạng lưới giao dịch Proof of Stake (PoS) được phát triển, cho phép ADA token có thể được giao dịch và lưu trữ. Đây cũng là giai đoạn IOHK ra mắt ví Daedalus và Emurgo ra mắt ví Yoroi, tính đến thời điểm hiện tại, đây cũng là hai ví được sử dụng nhiều nhất ở hệ sinh thái Cardano.
- 7/2020: Shelly - Giai đoạn phi tập trung: Đây là giai đoạn Cardano bắt đầu phi tập trung hóa mạng lưới của mình bằng cách cho phép nhiều cá nhân và tổ chức có thể staking ADA để trở thành Validator, điều này sẽ giúp mạng lưới Cardano tăng tính bảo mật và tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.
- 3/2021: Goguen - Giai đoạn Smart Contract: Đây là giai đoạn hiện tại của Cardano, Cardano dự định sẽ phát triển và ra mắt Smart contract cho phép các dApp có thể hoạt động trên mạng lưới Cardano, tuy nhiên giai đoạn này đang bị trì trệ khiến nhiều dự án có tầm nhìn phát triển trên hệ sinh thái Cardano chưa thể ra mắt sản phẩm hoặc phải sử dụng mạng lưới Ethereum để thay thế.
- Hiện tại: Basho - Giai đoạn mở rộng quy mô: Trong giai đoạn này, Cardano sẽ giới thiệu mạng lưới sidechain với cơ chế sharding để mở rộng dung lượng mạng lưới mà không ảnh hưởng đến yếu tố bảo mật.
- Tương lai: Voltaire - Giai đoạn quản trị phi tập trung: Trong giai đoạn này, cơ chế quản trị phi tập trung sẽ được áp dụng. Bất kỳ người dùng nắm giữ ADA đều được tham gia đề xuất và biểu quyết đối những đề xuất từ cộng đồng.
Chúng ta đang ở kỷ nguyên mở rộng Basho, có nghĩa là Cardano sẽ mở rộng ra tất cả các phía và tăng tốc khả năng xử lý giao dịch. Nếu anh em nào đang trải nghiệm sản phẩm trên Cardano thì cũng có thể thấy tốc độ hiện tại đang là rất chậm (có thể nhanh hơn Ethereum nhưng sẽ chậm hơn Solana, Terra, Avalanche, Near,...).
Nhưng Cardano đã đưa ra rất nhiều hướng giải pháp để cải thiện tốc độ hiện tại. Chúng ta có thể kể đến như là:
- Sidechains: Hiện tại trên Cardanog đang có Milkomeda và IOG's Mamba là hai chuỗi bên mở rộng. Dự án MilkySwap, OccamX và Nomad đang được triển khai trên Milkomeda.
- Hydra Heads: Đây là chìa khóa giúp tốc độ giao dịch của Cardano được cải thiện đáng kể. Theo lý thuyết thì có thể xử lý hàng triệu giao dịch trong một giây.
- Off-chain Computing: Các giao dịch trên Cardano sẽ được xử lý ngoài blockchain nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cũng như là toàn vẹn của dữ liệu.
- Mithril: Công nghệ này sẽ đảm bảo tính ổn định và toàn vẹn của blockchain Cardano.
Nỗ lực phát triển không gian DeFi của Cardano
Cũng như các hệ sinh thái khác, Cardano cũng chú trọng đến mảng DeFi không kém. Để thu hút developer đến với hệ sinh thái. Cardano đang có 3 chương trình để mở rộng không gian DeFi, bao gồm: Project Catalyst, Cardano Developer Portal và cFund.
Project Catalyst
Project Catalyst được xem là chương trình có công lớn nhất giúp thu hút developer và mở rộng không gian DeFi ở hệ sinh thái Cardano.
Project Catalyst hoạt động như một forum toàn cầu của các nhà phát triển ở hệ sinh thái Cardano, cho phép họ trình bày ý tưởng, nhận được sự hỗ trợ của các cố vấn đến từ Cardano, sau đó nhận được giải thưởng và tài trợ về vốn từ các supporter.
Tính đến nay, họ đã tổ chức đến mùa thứ 8, cứ mỗi đợt trôi qua thì số lượng wallet sử dụng để vote cho các thí sinh trong Project Catalyst đều tăng lên. Điều này cho thấy Cardano là hệ sinh thái thu hút được rất nhiều Active User - đây là tiền đề cho sự phát triển của không gian DeFi sau này.
Trên đây chính là top 6 thí sinh có số lượt vote Support cao nhất trong Project Catalyst Fund 6. Để có thể chiến thắng giải từ Project Catalyst, các dự án sẽ được vote bởi các ADA holder.
Nếu như nhận được càng nhiều phiếu Support thì dự án sẽ có cơ hội nhận được giải thưởng cao hơn, cũng như nhận được funding từ các supporter theo budget mà họ yêu cầu.
Cardano Developer Portal
Cardano Developer Portal không phải là cuộc thi, nhưng đây là chương trình có vai trò lớn nhất trong việc hướng dẫn các developer chưa biết đến hệ sinh thái Cardano có thể dễ dàng tiếp cận và xây dựng sản phẩm trên Cardano.
Trong đó sẽ có 6 giai đoạn:
- Get Started: Hiểu về concept, vấn đề kỹ thuật, các công cụ phát triển.
- Integrate Cardano: Tích hợp sản phẩm đã được xây dựng vào mạng lưới Cardano.
- Metadata Building: Hiểu về Metadata, các dữ liệu trong quá trình giao dịch và thực hiện lệnh.
- Discover Native Token: Học cách thiết kế token, NFT token và hiểu tại sao chúng không cần đến Smart Contract.
- Project Funding: Khám phá về chương trình Project Catalyst để tận dụng được tài nguyên của Cardano và sức mạnh của cộng đồng để gọi vốn.
- Stake Pool Operate: Học cách xây dựng Cardano Staking Pool và cách hoạt động truyền thông để thu hút delegator.
Đây là 6 bước rất quan trọng của một dự án phát triển trong hệ sinh thái Cardano. Ở phía dưới mình sẽ có case study của một số dự án đang áp dụng hướng đi mà Cardano Developer Portal đã đề ra.
Những mảnh ghép trên hệ sinh thái Cardano
Trước khi đi sâu vào từng mảnh ghép của Cardano, mình sẽ cùng anh em nhìn lại hệ sinh thái Cardano trong năm nửa năm vừa qua.
Dưới đây là hai ảnh so sánh các dự án tích hợp và hợp tác với Cardano trong tháng 5/2021 và tháng 12/2021.
Nhìn vào hình trên, anh em đã thấy được vũ trụ của Cardano đã giãn nở rất mạnh, từ khoảng 50 dự án vào tháng 5/2021, cho đến tháng 12/2021, Cardano đã có bộ sưu tập lên đến 200+ dự án phủ rộng ở nhiều mảng khác nhau như DeFi, AMM Liquidity, Lending, Stablecoin, NFT, Wallet,...
Nếu như nói không ngoa, Cardano đã có đủ bộ sưu tập lấp đầy DeFi Stack và mảnh ghép NFTs. Nếu như có hướng đi phát triển hợp lý, Cardano hoàn toàn có thể tạo ra một hệ sinh thái không thua kém Solana, Fantom hay Avalanche ở thời điểm hiện tại.
Bridge
Bridge là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với một hệ sinh thái mới phát triển. Bridge sẽ đóng vai trò như một cầu nối cho phép dòng tiền có thể dễ dàng luân chuyển giữa các hệ sinh thái, cụ thể hơn là chảy từ các hệ sinh thái lớn sang hệ sinh thái nhỏ hơn.
Hiểu được vấn đề này, Cardano và Nervos đã phát triển Bridge giữa hai mạng lưới blockchain với nhau, cho phép người dùng có thể dễ dàng chuyển tài sản Cross-chain giữa 2 blockchains. Tuy nhiên, việc liên kết với Nervos blockchain thực sự không mang lại nhiều giá trị cho hai nền tảng. Bởi vì vốn hóa của thị trường DeFi chủ yếu vẫn đến từ hệ sinh thái Ethereum và các sàn CEX.
Điều đáng mừng là đầu tháng 12/2021, Singularity đã có động thái đầu tiên giúp chuyển AGIX token từ Ethereum sang Cardano dưới dạng Testnet. Điều này mở ra tia hi vọng giúp nhiều tài sản khác có thể dễ dàng được sử dụng trên mạng Cardano như cách hệ BSC đang làm để thu hút tài sản về hệ BSC.
Wallet
Nếu như tháng 6/2021, Cardano chỉ được hỗ trợ bởi 5 Wallet thì hiện tại Cardano đã được hỗ trợ lên đến 19 Wallets, điều này cũng phản ánh nhu cầu lưu trữ và sử dụng ADA token đang tăng lên đáng kể.
Wallet cũng là cầu nối giúp các ADA holder có thể mua ADA từ các sàn CEX, sau đó rút từ CEX sang các non-custodial wallet để sử dụng chúng trong không gian DeFi sau này. Chính vì thế sự phát triển của lĩnh vực Wallet cũng tạo động lực không nhỏ giúp hệ Cardano thu hút thêm người dùng.
Stablecoin
Để một hệ sinh thái DeFi bất kỳ có thể phát triển, chúng cần có sự có mặt của Stablecoin. Stablecoin là tài sản trao đổi cũng như là tài sản thúc đẩy thanh khoản của một hệ tăng trưởng mạnh.
Với mối quan hệ thân thiết với Coti Network, DJED Stablecoin đã ra đời dưới sự hợp tác của Cardano với Coti. Hiện tại DJED chưa được ứng dụng nhưng hứa hẹn sẽ được sử dụng phổ biến nếu Cardano "tận dụng và ưu tiên" DJED so với USDT hay USDC.
DEX
Hiện tại, sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là mảnh phép phát triển sôi động nhất trên Cardano với hơn 25 dự án được ra mắt. Theo mình, cơ hội nằm ở mảng này là nhiều khi mà sẽ phải có DEX lớn nhất trong hệ sinh thái dành được thị phần lớn nhất, ví dụ như là Uniswap của Ethereum hoặc PancakeSwap của BNB.
Phân loại theo giai đoạn phát triển sản phẩm:
- Mainnet: SundaeSwap, Muesliswap, ADAX Pro, and Meow Swap.
- Testnet: Wingriders, ErgoDEX, MinSwap, and Milkyswap.
- Sẽ được thông báo sau: OccamX, MetaDEX, Cardax, DeFire, Ardana, Genious Yield, YaySwap, PolySwap, Cardswap, CardaSwap, AdaSwap, Maladex, AstroSwap, AcornSwap, VyFinance, Ray Network, and Ravendex.
SundaeSwap và Muesliswap đang chạy mainnet và đã list hàng chục cặp tokens cho người dùng có thể giao dịch trực tiếp trên mảng này. Nếu xét về khối lượng giao dịch thì token của hai dự án ($SUNDAE và $MILK) này đang là lớn nhất toàn bộ hệ sinh thái.
Tuy nhiên, trước khi đầu tư thì anh em nên nghiên cứu kĩ dự án, đặc biệt là về tokenomics điểu hiểu hơn dự án mình đang đầu tư.
ADAX Pro và Meow Swap mặc dù đã chạy mainnet nhưng có vẻ như đang chỉ ở giai đoạn chạy bền, không có gì bứt phá, bằng chứng là chỉ có một và cặp token được list trên hai sàn này.
Tuy nhiên ở tương lai thì cộng đồng cũng rất mong chờ sự tham gia quyết liệt hơn đến từ hai dự án này và các dự án chưa chạy mainnet khác. Vậy nên mình đánh giá là cơ hội vẫn rất còn khiều khi mà chỉ có 4/25 dự án được ra mắt chính thức trên Cardano.
Để phát triển được không gian DeFi, AMM Liquidity và một trong những mảng quan trọng nhất giúp giữ lại dòng tiền trong hệ sinh thái. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của những dự án thuộc layer cao hơn. Ví dụ như Yield Aggregator sẽ hoạt động trên nhiều Liquidity Pool.
NFT
Mảng NFT của Cardano đã có rất nhiều bên tham gia, sôi động cũng không kém cạnh gì mảng DEX trên Cardano. Anh em có thể thấy trend NFT đang là rất hot trong năm 2021 và vẫn đang tiếp tục. Để tham gia hoặc tạo NFT thì rất là đơn giản, nhưng để tìm được một dự án chất lượng cho việc đầu tư thì anh em cũng phải "mang lên đặt xuống" rất nhiều.
Anh em có thể thấy cả một rừng NFT đang được phát triển trên Cardano, sẽ là rất khó cho anh em mới biết tới NFT cũng như là Cardano. Bởi vì mảng này thường có thanh khoản rất thấp, tức là anh em mua xong rồi thì sẽ rất khó để bán.
Các NFT marketplace trên Cardano cũng đang mọc lên rất nhiều thời gian gần đây. Để chọn được một dự án "vừa ý" thì anh em nên tham khảo khối lượng giao dịch và giá sàn (floor price) của từng NFT collectible trước khi xuống tiền đầu tư.
Định hướng phát triển của Cardano trong tương lai
Real Finance (RealFi)
Tài chính phi tập trung (DeFi) đang phát triển rất mạnh với hàng nghìn dự án lớn nhỏ và đã có rất nhiều dự án đã đạt tới trạng thái kỳ lân (có vốn hóa hơn 1 tỷ đô). Nhưng anh em có thể thấy là DeFi đang bị giới hạn trong phạm vi crypto hoặc nhỏ hơn chỉ trong các hệ sinh thái, tức là các dự án DeFi chỉ xoay quanh người dùng sở hữu crypto. Điều này cho thấy DeFi sẽ phát triển, nhưng bị giới hạn.
⇒ Từ đó khái niệm Real Finance (RealFi) tài chính thực ra đời, tức là giờ đây DeFi, cụ thể là công nghệ blockchain sẽ được mang vào đời sống để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Định hướng tương lai của Cardano là sẽ mang công nghệ blockchain đi vào sâu trong đời sống người dân toàn câu. Châu Phi sẽ là điểm đến đầu tiên của tham vọng này.
Để hiểu rõ hơn, hãy cùng điểm qua những dự án nằm trong mục RealFi:
- MELD làm về mảng Lending/Borrowing và Payment. Người dùng có thể sử dụng trực tiếp tiền pháp định (fiat) thông qua các sản phẩm của MELD. MELD như là một cái ngân hàng được xây dựng trên Cardano.
- Empowa là dự án tập trung vào mảng bất động sản tại Châu Phi. Dự án sẽ hỗ trợ người dùng tại Châu Phi tiếp cận với sản phẩm bất động sản và các khoản vay.
- World Mobile Token sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng mạng internet tại Châu Phi, vì ở đây có độ phủ internet thấp nhất trên thế giới.
- SingularityNet chọn Cardano là điểm đến để áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Dự án sẽ xây dựng một nền kinh thế xoay quanh AI và sẽ mang lại giá trị cho Cardano.
Initial Stake Pool Offering
Hiện tại thì Cardano đã có Smart Contract, cộng đồng vững mạnh cũng không thiếu. Nhưng Cardano sẽ chọn hướng tiếp cận và triển khai DeFi Ecosystem như thế nào?
Theo góc nhìn cá nhân, đó sẽ là “Initial Stake Pool Offering (ISPO)”. Đây là hình thức mà ở đó, ADA holder sẽ stake $ADA vào các Staking Pool của đội ngũ phát triển và nhận lại các native token của dự án đó.
Đây là hướng đi khá hay của Cardano đã được áp dụng bởi nhiều hệ sinh thái và nền tảng trong DeFi. Trước khi đi đến nền tảng nào, mình sẽ trả lời câu hỏi: “Tại sao nó lại thành công?”. Dưới đây chính là một số ưu điểm mà ISPO mang lại:
- Thu hút người dùng tạo ra giá trị (Stake ADA) để nhận lại native token ⇒ Hút ADA holder tham gia DeFi.
- Độ uy tín và tiềm năng thể hiện qua số ADA được Stake ⇒ Lọc bớt các dự án “scam” dưới góc nhìn của cả cộng đồng.
- Tạo động lực mua ADA để stake, tăng ứng dụng cho ADA ⇒ Tạo động lực tăng trưởng cho ADA.
Những hệ sinh thái và nền tảng nào đang áp dụng cơ chế này?
- Hệ sinh thái Terra: Stake LUNA để MIR, ANC,...
- Hệ sinh thái Near: Metapool cho Stake NEAR để nhận META.
- Hệ sinh thái Solana: Sunny Aggregator và Saber cho phép Stake SOL để nhận SBR, SUNNY.
- Hệ sinh thái Polkadot: Stake DOT hoặc KSM để nhận native token của dự án.
- Hệ sinh thái Tron: TRX holder thường xuyên nhận được Airdrop được BTT, WIN, JST.
Nhìn chung họ đã rất thành công bởi vì tạo được sự kiện kết giữa các dự án trong hệ sinh thái, cũng như tạo động lực để người dùng sử dụng ADA trong hệ sinh thái.
Những nền tảng ISPO đáng chú ý
Dự phóng tương lai về hệ Cardano
Để hệ sinh thái Cardano có thể phát triển, mình sẽ đưa ra một số góc nhìn cá nhân dưới đây:
- Hệ sinh thái Cardano đang vào giai đoạn mở rộng, chúng ta sẽ thấy nhiều Protocol được ra mắt cũng như là cả những dự án lừa đảo hoặc kém chất lượng. Vậy nên anh em cần đánh giá và tìm hiểu thật kĩ trước khi tham gia.
- Thị trường DeFi đã đi đường một quãng đường dài, để rút ngắn thời gian phát triển, Cardano nên tìm cách hợp tác với các dự án có tiềm lực lớn thay vì xây dựng lại từ đầu. Thời đại multi-chain đang diễn ra và mình nghĩ sẽ là rất khó cho Cardano nếu không mở rộng ra xa hơn một hệ sinh thái.
- Triển khai các chương trình (Incentive, Hackathon, Airdrops) để thu hút developer xây dựng và hoàn thiện các mảnh ghép khác cho hệ sinh thái: Lending/Borrowing, Derivatives, Asset Managements, Aggregators,...
- Hiện tại Cardano đang có phần Centralized về các dự án Infrastructure, họ cần phi tập trung hóa Cardano blockchain - đây là điều kiện bắt buộc nếu như muốn thu hút các dev giỏi.
Xét về tiềm lực và cộng đồng ủng hộ, hệ sinh thái Cardano không thua kém bất kỳ hệ nào, thậm chí có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, để Cardano có thể bắt kịp các hệ khác về dòng tiền DeFi, Cardano cần phải tăng tốc hơn nữa trong việc phát triển Smart Contract và ra mắt Mainnet.
Để thu hút dev, Cardano đã có chương trình Project Catalyst (Idea Scale), đây là vườn ươm lớn nhất cho những dự án và ý tưởng mới. Hiện tại, Project Catalyst đang triển khải Fund8 với tổng giá trị 16 triệu đô cho các đề xuất đạt giải.
Tuy nhiên các dự án vẫn chưa thực sự nổi bật, đang dừng ở mức "bào" vốn trên Treasury là vì chưa thực sự chạy ổn định và ít có đóng góp lớn cho toàn bộ hệ sinh thái. Mình sẽ cập nhật sớm nhất cho anh em khi có những cập nhật mới nhất về Project Catalyst.
Cơ hội đầu tư vào hệ sinh thái Cardano
Hiện tại Cardano chưa ra mắt Mainnet, chính vì thế có thể nói hệ sinh thái của Cardano vẫn còn thiếu sót khá nhiều ở mặt DeFi. Bạn có thể xem video dưới đây để tham khảo, nắm bắt các cơ hội đầu tư và kiếm lợi nhuận trên hệ sinh thái Cardano:
Đầu tư vào token (ADA)
Kể từ năm 2017 cho đến nay, mặc dù không có nhiều dấu ấn trong thị trường crypto nhưng Cardano luôn đứng vững trong hàng những token có giá trị vốn hóa cao nhất. Điều này thể hiện cộng đồng nắm giữ Cardano rất lớn và họ vẫn tin vào sự phát triển của Cardano trong tương lai.
Tuy nhiên, để đầu tư vào ADA thì anh em cần phải có điểm vào hợp lý. Xét tại thời điểm hiện tại, mặc dù giá ADA đã giảm so với đỉnh, nhưng đây vẫn là mức giá đã tăng trưởng hơn 1,000% kể từ đầu năm 2020.
ADA đã có khoảng thời gian tích lũy khá lâu trước khi tăng trưởng mạnh mẽ đạt giá hiện tại. Anh em đầu tư vào ADA thời điểm hiện tại cần lưu ý tỉ lệ Profit/Loss.
Đầu tư vào các token khác
Hiện tại ADA gần như là token duy nhất và nổi bật nhất. Các token khác có tầm nhìn thuộc hệ Cardano nhưng chủ yếu vẫn được deploy trên Ethereum. Anh em có thể tìm hiểu thêm về Cardstarter (CARDS), Charli3 (C3), OccamFi (OCC),...
Ngoài ra vẫn còn những dự án khác chưa phát hành token như Liqwid Finance (LQ), Cardswap (CSWAP), Ray Wallet (XRAY), Yayswap (YAY),...
Tham gia IDO
Cardstarter, OccamFi là IDO Platform hoạt động sôi động nhất hệ sinh thái Cardano hiện nay, chuyên launching các dự án có tầm nhìn phát triển trên Cardano blockchain.
Đây là một trong những phương thức giúp anh em kiếm lợi nhuận với độ rủi ro thấp nếu như tìm ra được dự án tốt.
Tham gia Staking
ADA token có thể được staking ở các Validator Node của các ví có hỗ trợ Cardano blockchain như Dandelous, Yoroi và Ray Wallet. Đây là ba non-custodial wallet hỗ trợ anh em staking ADA với APR khoảng ~5%/năm.
Hoặc anh em có thể Stake ADA vào các dự án có triển khai Initial Stake Pool Offering mình đã đề cập phía trên để nhận về native token của dự án.
Kết luận
Mình sẽ tổng kết lại một số ý chính qua outline dưới đây:
- Hệ sinh thái Cardano có tiềm lực và cộng đồng ủng hộ lớn ⇒ Thể hiện qua số lượng token được stake chiếm 70% cung lưu thông và Marketcap top #4 của thị trường.
- Cardano blockchain nên phi tập trung hóa và phát triển Bridge để thu hút các developer và tài sản từ hệ khác sang.
- ardano cần hợp tác với những dự án có tiềm lực lớn để mở rộng Multichain sang Cardano. Đặc biệt chú trọng vào những lĩnh vực trọng tâm như Lending, Synthetic, Stablecoin, Bridge,...
- Cơ hội đầu tư vào ADA token đã qua khá lâu. Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận không cân xứng, vị thế đầu tư không còn tốt, trừ khi Cardano có động thái phát triển tiếp theo.
Theo dõi quá trình phát triển của Cardano, mình thấy họ vẫn phát triển đều. Tuy nhiên, Cardano chú trọng nhiều hơn về các hoạt động xã hội. Chính vì thế mình chưa thấy họ chú ý quá nhiều vào DeFi và thị trường cryptocurrency.