SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Mô hình hoạt động Visor Finance (VISR) - Dự án Quản lý thanh khoản hàng đầu

Visor Finance được phát triển trên nền của Uniswap V3. Cùng phân tích mô hình Visor để xem cách dự án giải quyết các vấn đề của Uniswap V3.
Avatar
vidang
Published Nov 07 2021
Updated Jul 13 2022
19 min read
thumbnail

Tiếp tục Series phân tích các dự án DeFi 2.0, lần này chúng ta sẽ tìm hiểu về Visor Finance - dự án hàng đầu trong mảng Quản lý thanh khoản chủ động (Active liquidity management) trên Uniswap V3.

[toc]

Thông tin cần biết về Visor Finance

Visor Finance là dự án được phát triển trên nền của Uniswap V3, giúp các nhà cung cấp thanh khoản trên Uni V3 kiếm được nguồn lợi nhuận tốt nhất với chi phí thấp. Bên cạnh đó, Visor còn có sản phẩm giúp các dự án phát triển thanh khoản trên Uniswap V3 một cách hiệu quả.

Visor Finance được cấu tạo từ những thành phần công nghệ cao như NFT Smart Vault, Supervisor, Visor Vault,... giúp dự án trở nên đặc biệt so với các dự án trong cùng phân khúc Quản lý thanh khoản chủ động (active liquidity management).

Bài viết này sẽ được chia làm 3 phần:

  • Những điểm nổi bật trong sản phẩm của Visor.
  • Cách Visor thiết kế VISR token.
  • Đánh giá và quan điểm cá nhân của tác giả về Visor Finance.

Một số từ viết tắt trong bài viết:

  • LP (Liquidity Provider): Người cung cấp thanh khoản.
  • NFT (Non-Fungible Token): Token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác.
  • Limit order: Lệnh giới hạn tương tự như anh em sử dụng trên CEX.
  • IL (Impermanent Loss): Tổn thất vô thường, xảy ra khi cung cấp thanh khoản trên các DEX.

Cách Visor Finance quản lý thanh khoản cho các LP

Nhu cầu của thị trường và cách giải quyết

Quay về với Uniswap V3, khi chuyển từ Uniswap V2 lên Uniswap V3, Uniswap đã có thêm nhiều tính năng độc đáo như thanh khoản tập trung, phí linh hoạt, limit order,... tuy nhiên cũng đem đến nhiều khó khăn cho các nhà cung cấp thanh khoản (LP). 

Nếu như trong Uniswap V2, LP chỉ cần cung cấp thanh khoản và hưởng thu nhập thụ động (passive income), thì sang Uniswap V3, để cung cấp thanh khoản hiệu quả các LP gặp nhiều khó khăn hơn:

  • Tốn nhiều chi phí hơn: Thay vì nhận về LP token là ERC20 token, anh em phải mint NFT, điều này làm chi phí tăng cao.
  • Tốn thời gian để kiểm soát thanh khoản: Nếu thanh khoản ra khỏi vùng (a, b) mà anh em cung cấp, anh em sẽ không được nhận phí.
  • Phí thu được không được tái đầu tư: Vì đây là NFT nên phí thu được không thể tái đầu tư như ở Uniswap V3.
  • Không có chiến lược: Việc cung cấp thanh khoản giờ là cuộc chơi giữa các LP, anh em phải là người chơi giỏi để kiếm được lợi nhuận, điều đó yêu cầu phải có nhiều chiến lược khi cung cấp thanh khoản.

Tham khảo thêm: Phân tích mô hình mô hình hoạt động Uniswap V2

Đó là lý do nhiều dự án “Quản lí thanh khoản” trên Uniswap V3 ra đời, hỗ trợ những nhà đầu tư những vấn đề về cung cấp thanh khoản.

Mô hình quản lý thanh khoản của Uniswap V3

Ở đa số các dự án quản lý thanh khoản thông thường, mô hình sẽ diễn ra như sau:

(1) Anh em gửi tiền vào pool Uniswap V3 muốn được quản lý thanh khoản, ví dụ pool ETH/ DAI, và nhận về ERC20 token, đại diện quyền sở hữu tài sản trong pool.

(2) Dự án sẽ phát triển các “Chiến lược đầu tư” để tối đa hóa nguồn Yield đó, quản lý vị thế giúp LP, giúp họ vẫn có trải nghiệm kiếm thu nhập thu động như ở Uniswap V2. Đổi lại, dự án sẽ hưởng % phí kiếm được.

Tham khảo thêm: Phân tích mô hình hoạt động Uniswap V3

Quan trọng nhất để quản lý thanh khoản là phải có các chiến lược đầu tư và các dự án đang tập trung vào đó. Tuy nhiên, chiến lược đầu tư là 1 điều gì đó khá mông lung, anh em phải trải nghiệm một thời gian ở nhiều dự án mới biết chiến lược nào là tốt.

Ngoài ra, nếu ai cũng đi phát triển chiến lược đầu tư thì cũng không tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh. Một vài dự án đã bứt ra khỏi câu hỏi đó, và xây dựng những giải pháp hoàn chỉnh hơn, một trong số đó là Visor Finance.

Điểm khác biệt của Visor Finance

Theo mình, điểm khác biệt chính của Visor Finance so với các dự án Quản lí thanh khoản khác là về mặt công nghệ và tầm nhìn.

Không chỉ tập trung về chiến lược đầu tư, dự án phát triển nhiều công nghệ khác cũng liên quan đến cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3, giải quyết được thêm nhiều khó khăn cho LP.

Một số công nghệ mà Visor phát triển có thể kể đến như 3 công nghệ sau, mình sẽ phân tích kỹ hơn ở phần sau của bài:

  • NFT Smart Vault.
  • Supervisor.
  • Gamma Strategies.

Nói về tầm nhìn, khả năng mở rộng sang nhiều DEX có thanh khoản tập trung khác, ví dụ như Sushi Trident, cũng như hợp tác với nhiều dự án thông qua Visor Phantom cho thấy được tiềm năng phát triển của Visor Finance.

Bây giờ, anh em cùng mình tìm hiểu về các công nghệ của Visor để hiểu hơn về lí do mình đánh giá cao công nghệ và tầm nhìn của dự án này.

NFT Smart Vault

NFT Smart Vault là một tài khoản NFT được quản lí bởi chính người dùng, cho phép anh em tương tác với nhiều DeFi protocol khác thông qua các smart contract như Hypervisor và Supervisor (mình sẽ nói rõ ở phần sau).

Mô hình hoạt động của NFT Smart Vault trong Visor 

Để tham gia vào Visor Finance, anh em phải thực hiện 2 bước:

(1) Mint Visor NFT Vault để mở 1 tài khoản.

(2) Deposit tài sản vào để cung cấp thanh khoản.

Sản phẩm này tương tự với DSA của InstaDapp hay BentoBox của Sushi, dự án tạo thêm một tài khoản khác bên trong giúp anh em tương tác với hệ sinh thái sản phẩm của dự án một cách dễ dàng, điều mà các ví ngoài không thể làm tương tác được.

Lấy ví dụ:

  • DSA của InstaDapp giúp anh em tương tác với các Protocol Lending được InstaDapp kết nối như Compound, Maker, Aave.
  • Bento Box giúp anh em tham gia hệ sinh thái của Sushi, mở đầu là Kashi Lending.
Mô hình DSA của InstaDapp

Visor NFT Vault là 1 sản phẩm tương tự như vậy, giúp anh em tương tác với các Pool thanh khoản Uniswap V3. Anh em biết mỗi pool thanh khoản sẽ có 1 đặc thù riêng, những tài sản riêng, phí riêng, chiến lược đầu tư riêng,... Visor NFT Vault giúp anh em kết nối với tất cả những Pool này 1 cách miễn phí.

Nhiều hoạt động quản lí tài sản trên Visor NFT Vault anh em chỉ cần “sign” là được thông qua, không cần phải tốn quá nhiều gas.

Ngoài ra, vì Visor NFT Vault là 1 tài khoản riêng trong hệ sinh thái Visor, những hoạt động kết nối khác cũng diễn ra dễ dàng, anh em có thể tương tác với nhiều Protocol khác không chỉ riêng Uniswap V3, tích hợp những chiến lược cung cấp thanh khoản khác, quản lí cùng lúc nhiều vị thế LP trên Uniswap V3,... 

Ở chiều ngược lại, thông qua Visor NFT Smart Vault các dự án sẽ kết nối với người dùng của Visor dễ dàng hơn.

Supervisor

Nếu NFT Smart Vault là nền tảng thì Supervisor là sản phẩm chính của Visor.

Supervisor là một smart contract giúp Visor quản lí vị thế thanh khoản của các pool trên Uniswap V3. Và vì đặc tính của mỗi pool là khác nhau (về tài sản, phí, chiến lược,...) nên mỗi pool sẽ có 1 Supervisor bao quanh riêng.

Mô hình hoạt động của Supervisor trong Visor

Quy trình hoạt động của Supervisor sẽ diễn ra như sau:

(1) Từ tài sản trong NFT Smart Vault, anh em chọn cung cấp thanh khoản vào Pool Uniswap V3 anh em muốn, ở đây mình ví dụ anh em cung cấp cặp ETH/DAI.

Tương tự như ở Popsicle Finance, anh em phải cung cấp số lượng ETH và DAI tương ứng với tỉ lệ hiện có trong pool, có thể là 5:5, cũng có thể là 3:7. Anh em cũng có thể chọn cung cấp thanh khoản bằng ETH hoặc DAI hoặc cả 2, Visor Finance sẽ tự động chuyển đổi cho phù hợp với tỉ lệ trong Pool.

(2) Sau khi đã bỏ tài sản vào pool, thay vì là 1 NFT như khi cung cấp trực tiếp tài khoản trên Uniswap V3, anh em sẽ nhận về 1 ERC20 token trong NFT Smart Vault, ERC20 token đại diện cho quyền sở hữu tài sản trong pool. Nếu anh em có nhiều vị thế, toàn bộ ERC20 cũng sẽ nằm ở NFT Smart Vault, giúp anh em dễ quản lí hơn.

(3) Pool Uniswap V3 trong Visor Finance sẽ được bao bọc bởi 1 smart contract, chính là Supervisor, cho phép Visor Finance quản lí tài sản và thực hiện các chiến lược cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3 để thu về nhiều phí giao dịch nhất có thể.

Như mình đã nói ở trên, Supervisor là 1 smart contract có nhiều đặc tính gắn liền với 1 pool, một trong số đó chính là Chiến lược cung cấp thanh khoản, điều đó có nghĩa, với từng pool, Visor Finance có thể điều chỉnh supervisor để có thể thực hiện các chiến lược đầu tư khác nhau, mình sẽ nói về các chiến lược của Visor Finance rõ hơn ở phần sau.

Các hoạt động quản lý vị thế mà Visor Finance phải làm bao gồm:

  • Quản lý tài sản: Những tài sản được nạp vào và rút ra hàng ngày.
  • Tái cấu trúc: Điều chỉnh vùng thanh khoản khi giá biến động, để đảm bảo giá không chạy ra khỏi vùng cung cấp thanh khoản, sẽ không kiếm được lợi nhuận, đồng thời gây ra tổn thất vô thường.
  • Tái đầu tư phí giao dịch thu được: Tối ưu hóa nguồn vốn, tạo ra lợi nhuận kép.

(4) Trong quá trình hoạt động, Visor sẽ thu về phí giao dịch, phí thu về sẽ được chia làm 2 phần:

  • 90% được mang đi tái đầu tư.
  • 10% dùng để mua lại VISR token và chia lại cho những anh em staking VISR.

Đó là toàn bộ cách mà Supervisor hoạt động. Để nói về Supervisor, mình sẽ dùng từ “sự linh hoạt”, linh hoạt trong cách quản lí để đưa ra phương pháp cung cấp thanh khoản tối ưu nhất và đơn giản với người dùng. Đồng thời cũng linh hoạt trong việc kết nối, mở rộng hệ sinh thái.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về những “Chiến lược cung cấp thanh khoản” mà Visor Finance đang áp dụng.

Gamma Strategies

Gamma Strategies là dự án phát triển chiến lược đầu tư trên Uniswap V3 được đầu tư bởi Visor Finance. Có thể nói, mối quan hệ của Visor và Gamma rất thân thiết.

$500,000 là khoản đầu tư ban đầu của Visor Finance cho Gamma Strategies

Nếu như các dự án Quản lí thanh khoản (Active Liquidity Management) khác tập trung vào phát triển chiến lược, thì với Visor, họ đơn giản là giao cho 1 bên khác (Outsourcing, hay còn gọi là Thuê ngoài), để tập trung phát triển những công nghệ còn lại, tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, với chiến lược này, họ có thể đầu tư cho nhiều bên phát triển chiến lược khác nữa, nếu muốn. Giống như trong nền kinh tế bên ngoài, nhược điểm của việc Outsourcing thay vì Insourcing là tốn kém chi phí hơn, tuy nhiên ưu điểm của nó là sản phẩm đầu ra, chất lượng yêu cầu của chúng ta được đảm bảo.

Visor bắt đầu kết hợp với Gamma Strategies từ 5/2021, tức cùng lúc Visor ra mắt, đến nay tất cả các pool của Visor vẫn chỉ sử dụng chiến lược của Gamma Strategies, cho thấy mức độ hiệu quả của chiến lược này cũng như sự tin tưởng giữa Visor và Gamma.

Một số điểm nổi bật của Gamma Strategies

Thứ nhất, đem lại lợi nhuận cao: Dưới đây là APY của 1 số Pool được quản lý trên Visor Finance. Hiện trên Visor đang hỗ trợ hơn 20 Pool, với APY giao động từ vài chục % đến vài trăm %.

APY của 1 số Pool được quản lý trên Visor Finance

Thứ hai, bảo hiểm tổn thất vô thường: Tổn thất vô thường (IL) là điều anh em rất quan tâm khi cung cấp thanh khoản, có thể nói IL chính là chi phí mà các LP phải bỏ ra khi tham gia Farming, đặc biệt trên Uniswap V3, khi thanh khoản ra khỏi vùng cung cấp (range order), IL sẽ tăng mạnh.

Do đó, sản phẩm bảo hiểm IL mà Gamma và Visor đang phát triển sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho LP, đây là sản phẩm có tính đột phá cao có thể thay đổi thị trường cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3, anh em nên chú ý.

Tổng lại, với Gamma Strategies, Visor giải quyết được hầu hết các nhu cầu của LP:

  • Đem lại nguồn thu nhập thụ động và tối ưu.
  • Quản lí thanh khoản hiệu quả: Cung cấp thanh khoản trong phạm vi giá chuyển động.
  • Chi phí thấp: Chi phí để mint NFT và tái đầu tư phí giao dịch được chia đều cho nhiều người.
  • Bảo hiểm tổn thất vô thường khi cung cấp thanh khoản (đang phát triển).

Active management strategy framework

Gamma Strategies đã phát minh chiến lược Gamma 1.0, và hiện đang được áp dụng với hầu hết các pool trên Visor Finance.

Tuy nhiên, tận dụng sự linh hoạt của NFT Smart Vault và Supervisor, Visor không muốn dừng lại ở 1 chiến lược. Do đó, Visor và Gamma Strategies đã phát triển 1 framework cho các Chiến lược cung cấp thanh khoản, với Framework này, người dùng và nhà phát triển sẽ dễ dàng tạo ra những chiến lược theo ý mình.

Framework cho các Chiến lược cung cấp thanh khoản

Những chiến lược tốt sẽ được Gamma mua lại với mức giá từ $1,000 - $15,000, điều này giúp đa dạng hóa chiến lược trên Visor.

Nói thêm về mặt chiến lược đầu tư, cá nhân mình thấy Gamma là dự án có sự phân tích chuyên sâu cao, họ còn có những đối tác là những công ty TraFi nổi tiếng, điều này làm tăng độ uy tín và chất lượng trong những chiến lược của Gamma.

Những đối tác TraFi của Gamma Strategies

Visor Finance thiết kế VISR token như thế nào?

Nói về cách thiết kế token, chúng ta sẽ phân tích 2 yếu tố:

  • Token Metrics: Token được phân bổ như thế nào.
  • Token usage: Token được dùng để làm gì trong hệ sinh thái.

Token Metrics

Visor Finance thiết kế token metrics rất chi tiết, trong đó tập trung vào incentives cho Liquidity Provider và VISR Staker: 3 phana vVISR Staking, Protocol Incentives, Liquidity Reserve chiếm gần ~50% tổng cung.

Phần nhiều thứ 2 là Vesting Contracts, đây là phần token được vesting theo thời gian, phần này thuộc về team + private sales, để thưởng cho những đóng góp của họ. Hiện Visor chỉ mới công bố 1 vòng đầu tư Strategies trị giá $3.5 M vào 7/2021. Mình tin Visor sẽ có nhiều vòng gọi vốn hơn trong tương lai. 

Capital Efficiency”, nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng vốn, giải quyết những khó khăn trong DeFi 1.0. 

Anh em có thể đọc thêm về bài viết dưới đây để hiểu về từng nhánh trong DeFi 2.0, quản lí thanh khoản hiệu quả mà Visor đang làm là một trong những nhánh như vậy. Rõ ràng việc tối ưu hóa lợi nhuận, chi phí và sự đơn giản, đem lại cho LP rất nhiều lợi ích, và khi thanh khoản tốt, thị trường DeFi sẽ phát triển dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm: DeFi 2.0 là gì?

Visor nằm trong nhánh LP Management trong xu hướng DeFi 2.0

Tiếp theo, chúng ta sẽ nói về phân khúc cụ thể hơn mà Visor đang hoạt động, đó là Quản lí thanh khoản hiệu quả trên Uniswap V3. 

Uniswap V3 là DEX hàng đầu trên thị trường, hiện chiếm hơn 50% volume giao dịch trên Ethereum, đồng thời, mảng DEX là một trong những lớp Layer nền tảng, là cánh cửa đến mọi người đến với DeFi, do đó, tiềm năng mà phân khúc Visor đang hoạt động là rất lớn.

Trước đó, mình đã có một bài research về Hệ sinh thái Uniswap V3, bao gồm những dự án xây trên nền tảng DEX số 1 này. Và khi nhìn sang các đối thủ khác, mình nhận thấy Visor đang là người làm tốt nhất, không chỉ về mặt sản phẩm, TVL của Visor cũng cao hơn so với hầu hết các đối thủ.

Điểm yếu của Visor Finance

Nói Visor Finance nổi bật hơn so với các đối thủ, tuy nhiên cả Visor và các dự án quản lí thanh khoản khác cũng chưa giải quyết được bài toán thanh khoản trên Uniswap V3. 

TVL trên Uniswap V3 hiện đang là $3 B, trong khi TVL mà các dự án quản lí chỉ từ $1 M - $10 M,  nhiều nhất là Visor và Popsicle có TVL lần lượt là $21 M và $44 M, tổng lại chưa đến $100 M, vẫn còn quá nhỏ so với TVL trên Uniswap V3.

Do đó, Visor cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của mình. Với nền tảng tốt, mình nghĩ Visor cần một ngòi nổ để kích hoạt Flywheel, một Incentive Program lớn, hoặc công bố những backer khủng sẽ châm ngòi cho sự phát triển của Visor.

Tham khảo thêm: incentive Program là gì? Vai trò của Inventive Program đối với DeFi

Kết luận

DeFi 2.0 là một xu hướng sẽ phát triển mạnh trong dài hạn, do đó giai đoạn này, minh sẽ thêm nhiều dự án trong xu hướng này. Anh em đang quan tâm đến dự án nào có thể bình luận ở bên dưới, đội ngũ Coin98 sẽ sắp xếp viết.

Về Visor Finance, mình ấn tượng về công nghệ và tầm nhìn của dự án, cũng như sự nỗ lực trong quá trình phát triển 1 protocol. Tuy nhiên, sản phẩm không phải là tất cả, Visor cần có 1 chiến lược thu hút LP hợp lí để thực sự chiếm lấy thị trường LP trên Uniswap V3.

Trên đây bài phân tích chi tiết về mô hình hoạt động của Visor Finance, anh em nghĩ sao về dự án này? Hãy chia sẻ góc nhìn và trải nghiệm của anh em về Visor Finance để chúng ta cùng trao đổi và thảo luận.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin98 Insights dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng:

RELEVANT SERIES