SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Toàn cảnh giải pháp Layer 2 tích cực, liệu xu hướng còn tiếp tục?

Blockchain Layer 2 là một nhánh quan trọng trong thị trường crypto. Và đây là "State Of Layer 2" thuộc chuỗi series "State Of". Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về tình hình hoạt động và hướng phát triển của nhóm dự ánLayer 2.
Avatar
chungnguyen
Published Aug 08 2022
Updated Dec 05 2023
26 min read
thumbnail

Series "State of DeFi" nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin tổng quan về tình hình hoạt động và hướng phát triển của các nhóm dự án thuộc các nhánh khác nhau trong DeFi. Chủ đề đầu tiên trong series này sẽ là "State of Layer 2".

Blockchain Layer 2 đang dần trở thành một mảnh ghép quan trọng trong thế giới crypto. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về tình hình hoạt động, đặc điểm nổi bật và những thử thách phía trước. 

Kiến thức trọng tâm:

  • Thị trường dành nhiều sự quan tâm tới Layer 2 do xuất hiện nhu cầu sử dụng các giải pháp thay thế Ethereum và các dự án Layer 2 có nhiều incentives cho người dùng. Điều này dẫn tới các chỉ số như TVL, stablecoin và số lượng ví mới tăng trưởng mạnh.
  • Thời điểm giữa năm 2022, Arbitrum và Optimism bứt phá về mặt các chỉ số trong khi Metis Andromeda và Boba Network thì ngược lại.
  • Cộng đồng mong chờ hai sản phẩm sử dụng zkRollup là StarkNet và zkSync trong khi dYdX ra thông báo sẽ xây dựng sản phẩm trên Cosmos. Immutable là dự án tâm điểm cho nhóm Layer 2 sử dụng Validium.
  • Trước the Merge - sự kiện bước ngoặt của Ethereum, các Layer 2 đang có những hành động.

Tổng quan về các blockchain Layer 2

Blockchain Layer 2 là một trong những mảnh ghép quan trọng hàng đầu của thế giới crypto trong thời điểm các nền tảng blockchain khác xuất hiện nhiều hạn chế.

Layer 2 được hiểu là lớp thứ hai nằm trên lớp blockchain nền tảng (lớp thứ nhất) như Bitcoin, Ethereum, Solana... Layer 2 đóng vai trò như một giải pháp cho các vấn đề nhức nhối của blockchain như tốc độ giao dịch chậm hay tắc nghẽn mạng.

layer by layer states
Các lớp của Blockchain

Mỗi Layer 2 sẽ có những dApp tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ các mảnh ghép như AMM DEX, Lending/Borrowing, NFT/Gaming... Đặc biệt, sẽ có những Layer 2 chỉ phục vụ những nhu cầu nhất định như NFT marketplace hoặc trading/derivatives.

Tại sao các blockchain Layer 2 lại cần thiết?

Đặc điểm nổi bật nhất của các blockchain Layer 2 là tính mở rộng (scalability). Ethereum - nền tảng smart contract lớn nhất hiện nay, đang phải đối mặt vấn đề phí gas tăng cao và tốc độ xử lý giao dịch chậm khi mạng bị tắc nghẽn. Để khắc phục, Ethereum cần những giải pháp trước mắt như Layer 2 nhằm giải quyết vấn đề và phục vụ nhu cầu người dùng cũng như nhà phát triển.

Hiện nay, làn sóng Layer 2 đang diễn ra tích cực nhất trên mạng Ethereum, thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Blockchain Layer 1 như Ethereum sẽ đảm nhận việc duy trì tính bảo mật (security) và tính phi tập trung (decentralization) trong khi Layer 2 sẽ tập trung xử lý các giao dịch với tốc độ nhanh. 

Phân loại các blockchain Layer 2

Hiện tại, đã có nhiều sản phẩm blockchain Layer 2 ra mắt và được cộng đồng chào đón. Để có góc nhìn tốc quát hơn về toàn cảnh Layer 2, chúng ta cùng xem Layer 2 được phân loại như thế nào.

types of layer 2
Các nhóm blockchain Layer 2

Các blockchain Layer 2 được sắp xếp dựa trên cơ chế hoạt động:

  • Rollups (gồm Optimistic Rollups và zkRollups)
  • Validium
  • Sidechain
  • State Channel
  • Plasma
layer 2 scaling
Các dự án Layer 2

Layer 2 là thị trường đầy cạnh tranh với nhiều dự án khác nhau, nhưng đi sâu vào trong, chúng đang có hướng đi hoàn khác nhau.

Tổng quan tình hình hoạt động của Layer 2

Các dự án chủ yếu tập trung xây dựng giải pháp Layer 2 cho mạng Ethereum vì đây là hệ sinh thái đứng đầu về quy mô cũng như chất lượng sản phẩm. Các crypto builder nhận xét Ethereum là miếng bánh lớn có nhiều vấn đề cần giải quyết.

state of layer 2 fee
Tổng quan phí giao dịch của các Layer 2

Nếu xét về phí giao dịch, các Layer 2 cơ bản giải quyết vấn đề phí của mạng Ethereum. Phần đông dự án chủ yếu nằm ở nhóm Rollup (Optimistic Rollup và zkRollup).

tvl overview layer 2
TVL của các nhóm Layer 2

Từ đầu 2022, tổng TVL của nhóm Optimistic Rollup giảm mạnh từ 4 tỷ USD xuống hơn 1 tỷ USD, tiến về gần TVL của nhóm zkRollup.

Tuy nhiên trong Layer 2, TVL của nhóm Optimistic Rollup đang cao hơn các nhóm còn lại Layer 2. Cụ thể, trong tháng 7/2022, TVL của Optimistic Rollup tăng lên 2 tỷ USD trong khi zkRollup và Validium không có tín hiệu tăng.

fundraising 1 2
Các vòng gọi vốn của dự án Layer 2

Hầu hết các dự án Layer 2 đã gọi xong vốn vòng Series B, cho thấy mảng này đã qua giai đoạn ban đầu và đang trong thời kỳ mở rộng, gia tăng sức ảnh hưởng. Hầu hết, mức định giá của các Layer 2 trên 1 tỷ USD và vẫn còn nhiều dự án chưa ra mắt  token mặc dù đã có kế hoạch.

Đặc biệt, những công ty như Starkware đã gọi 100 triệu USD ở vòng Series D với định giá 8 tỷ USD. Lý do có thể Starkware muốn đẩy nhanh dự án StarkNet sau khi thành công với StarkEx - được dYdx, Immutable, Sorare... sử dụng.

⇒ Các Layer 2 sử dụng Optimistic Rollup đi đầu trong việc ra mắt sản phẩm và đã thống lĩnh thị trường. Nhóm zkRollup và Validium đang theo sau. Các dự án Layer 2 chứng tỏ tiềm năng khi gọi vốn ở những vòng sau như Series B, Series C...

Trong phần tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn tình hình của các nhóm Layer 2 như Optimistic Rollup, zkRollup và Validium.

Arbitrum và Optimism thống trị nhóm Optimistic Rollup

Arbitrum, Optimism, Metis và Boba Network là 4 cái tên nổi bật, đại diện cho nhóm Optimistic Rollups Layer 2. Cuộc đua có người dẫn đầu và người bị bỏ lại. Chúng ta cùng tìm hiểu toàn cảnh Optimistic Rollup và tại sao Arbitrum và Optimism đang là tiêu điểm.

Tìm hiểu thêm: Cách hoạt động của các Optimistic Rollup Protocol

Tổng giá trị khóa (TVL)

optimistic tvl
TVL của các Layer 2 sử dụng Optimistic Rollup

Trên Arbitrum Optimismdòng tiền có dấu hiệu trở lại khi TVL (Total Value Locked) của hai giải pháp này tăng mạnh trong tháng 7. Cụ thể hơn, TVL của Arbitrum đang ở mức xấp xỉ khoảng 1.5 tỷ USD, vực lên sau cú giảm TVL 3 lần từ đầu năm. 

Bên cạnh đó, TVL của Optimism đã vượt qua mức cản 1 tỷ USD, cho thấy hệ sinh thái đang trở mình mạnh mẽ sau một năm phát triển. Đáng chú ý nhất, Aave v3 chạy mainnet trên Optimism cùng với chương trình Liquidity Mining (5 triệu OP) đã bootstrap TVL vượt qua mốc 1 tỷ USD.

Hơn nữa, dự án Velodrome, một DEX trên Optimism, đóng góp thêm 100 triệu USD vào TVL toàn hệ Optimism.

Dự án ra mắt trên Optimism vào đầu tháng 6 và ngay lập tức leo top TVL. Về bản chất, Velodrome là một bản fork của Solidly với cơ chế veToken trên Fantom. Do đó, Velodrome có công lớn trong sự tăng trưởng TVL của Optimism. Nhưng liệu TVL của Velodrome có giữ được ổn định khi TVL của bản “gốc” Solidly cũng đã gần “bay màu” hết?

Trong giữa năm 2022, hệ sinh thái Metis Andromeda và Boba Network không tăng trưởng mạnh. Theo biểu đồ trên, Metis và Boba Network  từng có TVL ở mức 500 triệu USD, tuy nhiên, con số ấn tượng này không duy trì được lâu. Hiện tại, TVL của cả hai hệ sinh thái chưa thấy dấu hiệu hồi phục. 

⇒ Dòng tiền đổ vào hệ sinh thái giúp Optimism theo sát Arbitrum trong khi Metis và Boba Network đang tụt lại phía sau.

Trong số các giải pháp mở rộng Optimistic Roll-up, Arbitrum và Optimism được xem là 2 giải pháp dẫn đầu về thị phần và cả người dùng. Tuy nhiên, cả hai đều có sự khác biệt về cấu trúc hoạt động. Mời bạn xem video để biết sự khác biệt giữa chúng nhé!

Số lượng protocol trong hệ sinh thái

Sau khi thu hút nhiều người dùng và builder, các Layer 2 Optimistic Rollup đi tới giai đoạn phát triển hệ sinh thái.

Như Ethereum, các hệ sinh thái Layer 2 của nền tảng sẽ có các mảnh ghép như AMM DEX, Lending/Borrowing, NFT/Gaming... Có càng nhiều builder giỏi thì số lượng và chất lượng của các dự án càng cao. Tất cả vẽ nên một bức tranh hệ sinh thái hoàn chỉnh.

hệ sinh thái layer 2
Số dự án trong hệ sinh thái Layer 2

Trong category Optimistic Rollup, hệ sinh thái của Arbitrum (~105 dự án) và hệ Optimism (~60) đang phát triển nhất. Trong khi đó, hệ sinh thái Metis chỉ có 25 dự án và Boba network 20 dự án được xây dựng.

Điều này chứng tỏ builder tập trung nhiều ở Arbitrum và Optimism.

optimism arb
So sánh hệ sinh thái Arbitrum và Optimism

Cuộc đua phát triển hệ sinh thái đang nóng dần khi 105 dự án của hệ sinh thái Arbitrum hơn gần gấp đôi 60 dự án của Optimism. Tuy nhiên, Optimism đều có đầy đủ các mảnh ghép mà Arbitrum có, ví dụ DEX, Bridge, Stablecoin, DAO, Privacy...

gmx state
Doanh thu và tổng số người dùng của nền tảng giao dịch GMX

Nổi bật nhất hệ sinh thái Arbitrum với TVL top đầu là GMX (GMX), nền tảng giao dịch spot và phái sinh. Tổng doanh thu dự án đến từ phí giao dịch hiện nay khoảng hơn 50 triệu USD, ngang với các protocol như Curve (51 triệu USD) hay SushiSwap (52 triệu USD), theo Tokenterminal.

Hơn nữa, số người dùng hiện tại của nền tảng GMX là khoảng 60,000 người, tăng mạnh từ tháng 5/2022. Đỉnh điểm, con số này tăng thêm hơn 20,000 người trong sự kiện GMX Arbitrum Odyssey. Điều này cho thấy GMX hưởng lợi rất nhiều từ Arbitrum, đặc biệt khi dự án chưa ra token thì GMX có thể là token được các nhà đầu tư đặt cược vào.

⇒ Arbitrum dẫn trước Optimism về độ mở rộng của hệ sinh thái nhưng cuộc chiến vẫn rất cạnh tranh. Hai hệ sinh thái Metis Andromeda và Boba Network đang theo sau với số lượng builder ít ỏi. Do đó, Arbitrum và Optimism đang “thống trị” mảng này.

Số lượng địa chỉ ví

optimism arb address
Tổng số địa chỉ ví của Arbitrum và Optimism

Theo hình, từ đầu năm 2022 đến nay, chúng ta có thể thấy số lượng địa chỉ ví của Arbitrum và Optimism tăng trưởng ấn tượng- qua mốc 1 triệu địa chỉ ví. Đặc biệt, sau sự kiện công bố governance token và airdrop của Optimism vào tháng 5/2022, số lượng ví Optimism vượt qua Arbitrum.

Không kém cạnh, chỉ 2 tháng sau đó, Arbitrum ra mắt sự kiện Odyssey để lấp dần khoảng cách về số lượng địa chỉ ví. Tuy nhiên, khi nói tới chỉ số này, Optimism đang dẫn trước Arbitrum.

boba metis address
Số địa chỉ ví Metis và Boba Network

Ngược lại, số lượng ví mới trên Metis Andromeda (METIS) và Boba Network (BOBA) có tốc độ tăng trưởng đều nhưng thiếu bứt phá. Cụ thể, trong thời gian từ đầu năm 2022 đến nay, số ví mới trên Boba Network tăng từ hơn 10,000 lên hơn 20,000. Cùng lúc, số ví của Metis tăng từ 20,000 lên hơn 35,000. 

Dựa trên số lượng ví, chúng ta có thể thấy Arbitrium và Optimism có nhiều người dùng hơn và có mức độ tăng trưởng nhanh hơn Metis và Boba Network. Riêng tổng số lượng ví của Arbitrum và Optimism đã chiếm hơn 97%, trong khi 2 giải pháp còn lại chỉ đóng góp gần 3%.

⇒ Những con số trên phần nào càng cho thấy sức ảnh hưởng của Arbitrum và Optimism lên category Optimistic Rollup. Điều này tạo áp lực lên hai dự án đang thất thế Metis và Boba Network. 

So sánh tổng số stablecoin trên Arbitrum và Optimism

Stablecoin là một thước đo khá quan trọng để đo lường sự phát triển của hệ sinh thái. Số lượng stablecoin càng nhiều chứng tỏ hệ sinh thái càng được mở rộng. Tuy nhiên, chúng ta không nên dựa vào một chỉ số mà bỏ qua các tín hiệu khác.

stablecoin op arb
Số stablecoin trên Arbitrum và Optimism

Xét về số lượng stablecoin, Arbitrum đang nhỉnh hơn Optimism về mọi mặt, nhưng bản thân hệ sinh thái Optimism đang thu hút stablecoin. Cụ thể, tổng stablecoin trên Arbitrum đang trên 1 tỷ USD nhưng trong 3 tháng gần nhất đang đi ngang (sideway) . Ngược lại, từ tháng 6 - đến đầu tháng 8, số lượng stablecoin của Optimism tăng khoảng 100% (từ 250 triệu USD lên 500 triệu USD) .

Các top stablecoin như USDC, USDT và DAI đều có mặt ở Arbitrum và Optimism. Người dùng có thể chuyển stablecoin tới Arbitrum và Optimism qua các cầu nối.

⇒ Dòng tiền stablecoin đang đổ vào hệ sinh thái Optimism trong khi stablecoin trên Arbitrum vẫn ổn định. Điều này tạo tiền đề rất tốt cho sự phát triển của các mảnh ghép hệ sinh thái.

Điều gì tạo nên con số ấn tượng của Arbitrum và Optimism?

Để có góc nhìn tổng quan hơn, hãy điểm lại một số sự kiện chính của Arbitrum và Optimism từ đầu năm 2022.

Arbitrum

Cuối tháng 6, sự kiện Arbitrum Odyssey bắt đầu, đây là “con át chủ bài” của công ty Offchain Labs (được định giá 1,2 tỷ USD vào tháng 8/2021) để cạnh tranh với Optimism. Người dùng sẽ trải nghiệm các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Arbitrum theo hướng dẫn và nhận về NFTs sau khi hoàn thành. 

NFTs từ sự kiện Odyssey có thể mang tới cơ hội nhận retroactive cho người sở hữu. Tuy nhiên, với việc tiết lộ trước cơ hội nhận airdrop, giải thưởng có thể sẽ không như người đầu cơ kì vọng. Mặt khác, sự kiện Odyssey ảnh hưởng tích cực đến số địa chỉ ví và TVL của Arbitrum.

Sự kiện Arbitrum Odyssey bị tạm hoãn

Mặc dù sự kiện Odyssey đem đến nhiều traction cho Arbitrum, chiến dịch này đã phải tạm ngừng vào tuần thứ 2. Lý do được công bố là vì mạng Arbitrum xảy ra tắc nghẽn, dẫn đến quá tải. Vậy việc ra token của Arbitrum khả năng cao bị tạm hoãn thêm một thời gian. 

Optimism

Vào cuối tháng 5, Optimism cho ra mắt governance token OP và sẽ airdrop cho những contributors và builders trong hệ sinh thái. Theo Optimism công bố, hơn 200 triệu OP được airdrop cho hơn gần 250,000 địa chỉ ví Optimism hợp lệ. Cùng lúc, dự án công bố cơ chế governance mới tên Optimism Collective nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn hệ sinh thái.

2 tuần sau khi ra mắt token OP, khoảng 20 triệu OP (khoảng 20 triệu USD vào thời điểm đó) đã bị hacker đánh cắp từ một market maker tên Wintermute. May mắn cho Optimism và Wintermute, hacker đã trả lại 17 triệu OP và giu lai 1 triệu OP sau khi bán 1 triệu OP và gửi Vitalik Buretin 1 triệu OP khác. Do bất cẩn trong giao dịch, Wintermute đã gây ra vụ việc nêu trên nhưng sự cố  đã được giải quyết thỏa đáng.

Tìm hiểu thêm: Optimism airdrop & sự cố WinterMute

Token của Metis (METIS) và Boba Network (BOBA)được ra mắt khá sớm, trong khi Optimism mới ra mắt token OP cuối tháng 5/2022, còn Arbitrum vẫn chưa phát hành token. Điều này phản ánh chiến lược ra mắt token và tầm nhìn của những dự án này với thị trường crypto. 

Ra mắt token là bước đi táo bạo của Optimism, vì downtrend có thể gây bất lợi cho giá token. Tuy nhiên, dự án đã ra mắth token trước nhiều đối thủ nặng ký như Arbitrum, zkSync và StarkNet. Giữa tháng 6/2022, traction của Ethereum trở lại, governance token của Optimism bứt phá. Cụ thể, trong tháng 7/2022, giá $OP tăng 400%.

Chúng ta có thể tóm tắt phần này như sau:

  • Arbitrum có các chỉ số tăng trưởng dương nhưng sự kiện Odyssey quan trọng bị hoãn.
  • Optimism đang theo sát Arbitrum về các chỉ số và chiến lược ra token của dự án gặt hái thành công. 
  • Metis Andromeda và Boba Network không có hoạt động nổi bật.

Cuộc đua trong lòng nhóm zkRollup

StarkNet và zkSync

Giống như Arbitrum và Optimism ở mảng Optimistic Rollup, StarkNet và zkSync đang trên cuộc đua sản phẩm sử dụng zkRollup.

zk sync vs starknet
So sánh zkSync và StarkNet

StarkWare với sản phẩm StarkNet

StarkWare là công ty đứng sau hai sản phẩm blockchain StarkEx (Validium) và StarkNet (zkRollup). StarkNet được kỳ vọng tạo nên hệ sinh thái zkRollup. Vào cuối tháng 5/2022, công ty StarkWare gọi 100 triệu USD vòng Series B ở định giá 8 tỷ USD. Đây là một tiền đề khá tốt trước khi sản phẩm StarkNet ra mắt.

Hệ sinh thái StarkNet đang hoạt động tích cực vì có dự án đang được xây dựng và gọi được vốn ban đầu như zkLend (5 triệu USD) - một money market, hỗ trợ bởi Delphi Digital và Three Arrows Capital.

Khi quỹ VC Three Arrows Capital phá sản, nhà sáng lập Zhu Su đã chia sẻ rằng sẽ có token cho StarkNet và quyết định bán khoản đầu tư để trả nợ. Do đó, tương lai ra mắt token của StarkNet là điều chắc chắn, nhưng StarkNet chưa mainnet thì việc ra token vẫn còn khá xa.

Matter Labs với sản phẩm zkSync

ZkSync của Matter Labs có một lộ trình phát triển nhiều giai đoạn, từ ZkSync 1.0, zkEVM, zkPorter tới zkSync 2.0. Ngày 20/7, Matter Labs công bố sau khoảng 3 tháng sẽ ra mắt mainnet của zkSync 2.0 có tích hợp EVM. 

Lần gọi vốn gần nhất của dự án này là vào tháng 11/2021 với 50 triệu USD vòng Series B. Sau đó, Mattler Labs hợp tác BitDAO ra mắt DAO 200 triệu USD cho hệ sinh thái của zkSync.

⇒ Phát triển từ 2018, Matter Labs đã có những sản phẩm nhất định. ZkSync 2.0 khi được ra mắt sẽ là một bước tiến lớn của dự án trong bối cảnh StarkNet, Arbitrum, Optimism và các Layer 2 khác đang tích cực ra tin.

Tương tự bộ đôi Arbitrum và Optimism, cuộc đua zkRollup giữa StarkNet và zkSync đang tăng sức nóng khi mạng StarkNet có nhiều hoạt động hơn và zkSync đã công bố ngày chạy mainnet. 

ZkSync và StarkWare được xem là 2 giải pháp dẫn đầu trong giải pháp mở rộng Zk Roll-up. Tuy nhiên, cả hai đều có sự khác biệt về cấu trúc hoạt động. Mời bạn xem video để biết sự khác biệt giữa chúng nhé!

dYdX, Loopring, zkSpace

Bên cạnh StarkNet và zkSync, vẫn còn nhiều dự án Layer 2 sử dụng zkRollup đang chạy mainnet khác như dYdX, Loopring và zkSpace (trước đó tên zkSwap).

zk rollup tvl
TVL của dự án sử dụng zkRollup

Theo Tokenterminal, dự án dYdX nổi bật nhất khi luôn đứng top những dự án có doanh thu tốt nhất. Trong 6 tháng từ tháng 2/2022, dYdX thu về hơn 200 triệu USD doanh thu, chỉ sau 3 dự án Uniswap, OpenSea và LooksRare. Do đó, nếu xét về mảng decentralized derivatives, dYdX là dự án ăn nên làm ra nhất. 

dydx revenue shusi pancake
Doanh thu dự án dYdX

Ngoài ra, doanh thu 6 tháng của dYdx bỏ xa SushiSwap và xấp xỉ PancakeSwap - sàn DEX số một trên BNB Smart Chain. Khi thị trường có xu hướng giảm, các nhà giao dịch lựa chọn sàn giao dịch derivatives để kiếm tiền nhờ việc bán khống crypto, và đây là một phần lý do khiến dYdX có doanh thu ấn tượng, ngay cả trong downtrend.

dYdX đổ bộ lên Cosmos

dYdX sử dụng cơ chế zkRollup của StarkEx (phát triển bởi Matter Labs) để xây dựng nền tảng giao dịch spot, margin và derivatives. Nền tảng này có thể xử lý lên tới 1,000 giao dịch trên giây với độ trễ thấp.

Cuối tháng 6/2022, trong bản cập nhật dYdX v4,dYdX công bố sẽ thành lập một blockchain riêng trên Cosmos. Có thể dYdX đã mất kiên nhẫn với StarkNet và quyết định  chọn Cosmos để xây dựng hệ sinh thái độc lập.

zk rollup tvl
TVL của dự án sử dụng zkRollup

Trong khi tương lai của dYdX ở Cosmos vẫn còn mơ hồ, thông báo về việc di dời đã ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng hiện tại của nền tảng. Điều này thể hiện qua số TVL của dYdX giảm gần 50% (từ 1 tỷ USD xuống hơn 500 triệu USD) sau khi thông báo được công bố.

⇒ Tóm lại, Layer 2 sử dụng zkRollup chưa tới giai đoạn phát triển hệ sinh thái mà chỉ đang cố gắng hoàn thành phần infrastructure. Đã có những con số nói lên tình hình phát triển của mảng này, nhưng tình hình cũng không quá khả quan khi tương lai dYdX, StarkNet và zkSync chưa rõ ràng.

Immutable, dự án tiêu biểu sử dụng Validium

Điểm khác biệt lớn nhất của công nghệ Validium so với zkRollup và Optimistic Rollup là việc lưu trữ off-chain. Các Layer 2 sử dụng Validium sẽ lưu các giao dịch và data off-chain thay vì on-chain. Do vậy, khả năng xử lý giao dịch của Validium sẽ nhỉnh hơn nhưng đi kèm rủi ro khi data được lưu trữ off-chain.

Hiện tại, 3 dự án nổi bật sử dụng Validium của StarkEx, được phát triển bởi Starkware, bao gồm Immutable (IMX), Sorare, RhinoFi (DVF) (trước đó tên DeversiFi). Đây là những dự án application-specific chain, tức là những blockchain này sẽ làm sản phẩm tập trung vào blockchain cụ thể, thay vì xây dựng hệ sinh thái gồm nhiều mảnh ghép.

  • Immutable X (IMX) xây dựng nền tảng NFT marketplace.
  • Sorare tập trung vào NFT thể thao.
  • RhinoFi làm nền tảng trading.
layer 2 state tvl validium
TVL của dự án sử dụng cơ chế Validium

Xét về tổng giá trị khóa (TVL), Immutable và RhinoFi có mức tăng trưởng ấn tượng vào cuối 2021, nhưng qua 2022 thì giảm đều cùng bối cảnh thị trường bearish. Đến giữa năm 2022, TVL của Immutable tăng trưởng trở lại từ 20 triệu USD lên hơn 50 triệu USD, trong khi TVL của Sorare và RhinoFi chưa thấy có dấu hiệu biến chuyển.

Ngoài việc “đồng pha” cùng với thị trường, nội tại của dự án Immutable cũng đáng chú ý khi có nhiều công bố hợp tác với những bên lớn trong mainstream.

Dòng sự kiện của dự án Immutable:

  • Tháng 2/2022: Hợp tác với GameStop (NYSE: GME), công ty bán lẻ đồ điện tử tại Mỹ nổi tiếng với vụ GameStop Short Squeeze khiến giá cổ phiếu GME tăng hơn 30 lần trong 1 tháng.
  • Tháng 3/2022: Gọi 200 triệu USD vòng Series C với định giá 2.5 tỷ USD.
  • Tháng 4/2022: Bật mí sẽ hợp tác với Marvel và DC Comics để bán NFTs.
  • Tháng 6/2022: Ra mắt $IMX Staking và quỹ Venture 500 triệu USD tập trung vào Web3 và Gaming. Hơn nữa, Immutable mở một Studio phát triển Web3 games và hợp tác với MasterCard.
  • Tháng 7/2022: Hỗ trợ ETH offramp trực tiếp với ngân hàng.
  • Từ đầu năm 2022 đến nay, Immutable liên tục ra tin tức cập nhật tình hình của dự án. Nhiều đối tác mang tính chiến lược như GameStop, Marvel, DC Comics và MasterCard sẽ thúc đẩy quá trình tiến mainstream. 

Việc Immutable được định giá 2.5 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần nhất cho thấy dự án thể hiện được khả năng của công nghệ Validium khi đáp ứng được nhu cầu giao dịch NFTs. Cụ thể, có khoảng 100 bộ NFTs được giao dịch trên Immutable với 10,000-20,000 giao dịch mỗi ngày, theo Immutascan. Immutable còn có chương trình trade-to-earn (40,000 $IMX mỗi ngày) cho các NFT trader.

Immutable là dự án đáng chú ý trong category Validium. Bằng việc có nhiều đối tác sở hữu IP (Intellectual Property) có thể tạo NFTs, Immutable có thể là cánh cửa để các nhà sáng tạo khác gia nhập thế giới crypto.

⇒ Validium Layer 2 có những phát triển nhất định, nổi bật hơn cả là dự án Immutable tập trung phát triển mảng NFT marketplace. Tuy nhiên, Validium tồn tại những hạn chế về bảo mật khiến không nhiều dự án mới được phát triển, chủ yếu nền tảng chỉ hợp tác với những dự án đã tồn tại. 

Layer 2 trước sự kiện the Merge và Ethereum 2.0

Mọi chú ý đang đổ dồn về Ethereum và Layer 2 trên Ethereum tước tin tức sự kiện The Merge dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2022. The Merge là một bước ngoặt quan trọng trong roadmap của Ethereum khi cơ chế đồng thuận đổi từ Proof-of-Work (PoW) qua Proof-of Stake (PoS).

Từ đầu năm 2022, thị trường crypto tràn ngập sắc đỏ cùng với hàng loạt vụ việc chấn động như Terra (USDT) sụp đổ, Ronin bridge bị hack, dẫn tới nhiều nhà đầu tư chán nản và rời bỏ thị trường.

⇒ Tóm lại, Ethereum và Layer 2 thu hút được nhiều traction từ sự kiện The Merge. Mặc dù có nhiều lo ngại về Ethereum PoS sẽ thay thế Layer 2, nhưng khả năng cao Layer 2 sẽ cùng tồn tại với Ethereum PoS. Thực tế còn sớm để phỏng đoán chính xác khi đường tới Ethereum 2.0 tính bằng năm.

Cơ hội với blockchain Layer 2

Từ góc nhìn nhà đầu tư, chúng ta luôn tìm những cơ hội để gia tăng lượng tài sản ngay cả khi thị trường bearish. Xu hướng Layer 2 đang diễn ra tích cực và đã có những cơ hội để skin-in-the-game. Trước hết, hãy điểm qua những cơ hội đang diễn ra trong category Layer 2.

Săn Airdrop/Retroactive

Token airdrop luôn là một trong những cách thay đổi vị thế nhanh chóng nhất, ví dụ thị trường từng có những cú airdrop khủng đến từ Uniswap. Sự kiện Arbitrum Odyssey mang tới cơ hội nhận airdrop token cho người tham gia.

Tìm hiểu thêm: Săn Airdrop & Retroactive trên các Layer 2

Tham gia các chương trình incentives

Các dự án Layer 2 tạo những chương trình để bootstrap lượng người dùng sản phẩm. Ví dụ, chương trình stake-to-earn của Immutable hoặc Trade-to-earn của dYdX. 

Cơ hội với hệ sinh thái của các Layer 2

Các Layer 2 như Arbitrum, Optimism, zkSync, StarkNet... đều có kế hoạch xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư vào dự án nằm trong hệ sinh thái. Ví dụ, dự án Velodrome với veToken trên Optimism đã thu hút dòng vốn từ ngoài vào hệ sinh thái.

Phía trên là những cách tiếp cận với những cơ hội trong category Layer 2. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên tham khảo và hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đầu tư.

Tổng kết

Các giải pháp mở rộng đang trong giai đoạn phát triển nhanh nhưng đầy thận trọng, thể hiện qua việc vẫn có nhiều Layer 2 chưa ra token mặc dù đã có thông báo. Nhiều Layer 2 được định giá hàng tỷ USD mang đến nhiều sản phẩm tiềm năng trong hệ sinh thái. Nhìn vào tình hình hiện tại, xu hướng Layer 2 ngày càng hiện rõ là một hướng đi tiềm năng.

RELEVANT SERIES