SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

7 hạn chế của DeFi & Cơ hội bên trong mỏ vàng

Với DeFi, cơ hội đi đôi với các hạn chế, các con sóng tăng trưởng mạnh của thị trường đều xuất phát từ những dự án đột phá giúp giải quyết phần nào đó các vấn đề của DeFi.
Avatar
Duy Nguyen
Published Apr 04 2022
Updated May 28 2024
22 min read
hạn chế của defi

DeFi - Mỏ vàng vẫn chưa được khai thác triệt để

Tính tới thời điểm hiện tại, DeFi đã được chứng minh là một trong những ứng dụng lớn nhất của Crypto và đi đầu trong hầu hết các yếu tố tăng trưởng, từ số lượng nhà phát triển đến số lượng dự án, vốn hóa, giá trị tài sản khóa...

Với thị trường còn non trẻ như vậy, tất nhiên DeFi vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng điều này cũng đi đôi với cơ hội. Mỗi giải pháp của một hạn chế lại tạo ra những con sóng tăng trưởng mạnh mẽ, vì đó là thứ mà thị trường cần.

Như đã trình bày trong bài viết về DeFi 2.0, những con sóng lớn của thị trường DeFi trước đây bao gồm:

  • Thị trường thiếu thanh khoản ⇒ Các dự án ra incentive giúp người dùng có được lợi nhuận (yield) hoặc airdrop để khuyến khích họ tham gia thị trường.
  • Khả năng mở rộng còn kém ⇒ Hàng loạt giải pháp layer 1, layer 2 được phát triển nhằm giảm phí và tăng tốc độ giao dịch.
  • Thiếu tính phi tập trung ⇒ Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) được tích hợp và ra đời.
  • Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao ⇒ Các DApp mới ra mắt để tối ưu nguồn vốn người dùng.

Từ những vấn đề liên quan, các dự án đã bắt đầu phát triển sản phẩm phù hợp và có những dự án đầu tiên thành công. Điều này chính là ngòi nổ để khởi động các con sóng tăng trưởng, người nào biết nắm bắt cơ hội đều có thể mang về các kèo x10, x100 cho bản thân.

Ở phần dưới, mình sẽ tổng hợp các hạn chế hiện tại của DeFi. Đây là một danh sách các hạn chế cùng các dự án đang giải quyết các vấn đề đó (nếu có). Danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên và rất mong sẽ được sự đóng góp của anh em để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

advertising

7 hạn chế của DeFi

Phía dưới là danh sách các hạn chế hiện tại của DeFi, mình sẽ liệt kê những hạn chế lớn của DeFi từ đó đi sâu vào những vấn đề nhỏ để anh em có một cái nhìn tổng quan hơn.

Những hạn chế lớn đang hiện hữu của DeFi:

  • Tính mở rộng (Scalability).
  • Tính thanh khoản (Liquidity).
  • Tính tập trung (Centralization).
  • Tính bảo mật và quyền riêng tư (Security & Privacy).
  • Tính hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency).
  • Thiết kế Tokenomics chưa hợp lý.
  • Các yếu tố từ nền kinh tế bên ngoài.

Tính mở rộng (Scalability)

Tính mở rộng, theo định nghĩa phổ thông, là khả năng mạng lưới xử lý giao dịch trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên theo mình, tính mở rộng là khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng của mạng lưới trong một khoảng thời gian.

Để Crypto có thể phổ cập, các mạng lưới phải có khả năng xử lý hàng trăm nghìn giao dịch trên giây với chi phí thấp. Bên cạnh đó, mạng lưới phải có môi trường phù hợp để người dùng có thể dễ dàng làm quen và có trải nghiệm xuyên suốt.

Với người dùng mới tham gia thị trường, việc trải nghiệm mạng lưới Ethereum là cả một vấn đề.

Tuy nhiên, DeFi là một không gian có nhiều cơ hội và sức hút lớn, bản thân Ethereum cũng là hệ sinh thái có nhiều người dùng và hiệu ứng mạng lưới (network effect) tốt nhất hiện nay. Do đó, cần có giải pháp để giải quyết hạn chế về tính mở rộng của Ethereum.

Giải pháp: 

1. Đối với các blockchain layer 1.

Chắc hẳn anh em đều đã quá quen với các blockchain layer 1 như Solana, BNB Chain, Terra, Near... Token của các blockchain layer 1 này đều đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. Tuy nhiên, hiện tại chúng chưa hoàn hảo và còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Ví dụ:

  • Solana bị đóng băng mạng lưới.
  • Avalache có phí giao dịch đắt đỏ.
  • BNB Chain thì còn tập trung.
  • Terra thì có thiết kế hệ thống quá phụ thuộc vào yield...

Nếu các blockchain muốn tiếp tục tồn tại và phát triển chúng sẽ cần giải quyết được bài toán của mình và có một network effect mạnh mẽ. Những blockchain layer 1 mới tuy vẫn còn cơ hội nhưng sẽ rất khó để cạnh tranh với tình hình thị trường hiện nay.

2. Đối với các layer 2 và sidechain.

Layer 2 hiện là mảng nhận được rất nhiều sự chú ý. Theo lý thuyết, chúng sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của Ethereum khi vừa giúp tăng khả năng mở rộng của mạng lưới, vừa được kế thừa tính bảo mật cao của chain gốc.

Tuy nhiên hiện tại, thị trường vẫn ở giai đoạn khá sớm, bản thân các Layer 2 hầu hết cũng chưa ra token.

  • Dù chưa đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhưng đây chắc chắn là mảng mà anh em cần đặc biệt quan tâm. Dự án layer 2 phổ biến nhất hiện nay: Arbitrum, Optimism, zkSync và Starkware.Dự án sidechain phổ biến nhất hiện nay là Polygon.

Tính thanh khoản (Liquidity)

Thanh khoản là huyết mạch của bất kỳ thị trường nào. Để thị trường phát triển, người bán phải có người mua và ngược lại.

Với một thị trường non trẻ như DeFi, việc thanh khoản thấp là một trong những vấn đề nhức nhối nhất, đồng thời là nguyên nhân kiềm chế sự phát triển của các hệ sinh thái hiện nay.

Giải pháp: 

1. Cải tiến các giải pháp Fiat on-ramps/off-ramps hiện nay.

Hiểu một cách đơn giản, Fiat on/Off ramps là cách để anh em có thể gửi tiền từ tài khoản của mình lên/xuống các ví Crypto.

Remitano, app mà hầu hết anh em mới vào thị trường dùng để mua Crypto, chính là một giải pháp on/off ramps. Tuy nhiên, nếu anh em để ý, Remitano tính phí khá cao cho mỗi giao dịch. Cải thiện các giải pháp Fiat on/off ramps hiện nay sẽ giúp thị trường có thể tiếp cận được nhiều người dùng mới hơn.

Hiện tại, các sàn CEX hàng đầu như Binance, Coinbase,... đều hỗ trợ Fiat on/off-ramps và chất lượng tốt. Bên cạnh đó còn có các dự án giúp đưa tài sản trực tiếp vào các ví non-custodial (như Ramp Network).

2. Giải quyết sự phân mảnh thanh khoản giữa các hệ sinh thái bằng giải pháp Cross-chain bridge/multichain.

Ở thời điểm hiện tại, các blockchain đã phát triển đến một mức độ nhất định. Mỗi blockchain sở hữu một lượng tài sản, người dùng riêng chứ không còn là sự thống trị của Bitcoin và Ethereum như trước nữa.

Việc lượng thanh khoản đang bị phân mảnh yêu cầu các giải pháp giúp luân chuyển tài sản qua lại giữa các chain với nhau. Các giải pháp cross-chain ra đời để giải quyết điều này.

Các DApp giúp người dùng sử dụng nhiều chain một lúc (Multichain) cũng giúp thanh khoản có thể tập trung hơn.

Phía dưới là bảng xếp hạng các cầu nối đến Ethereum có TVL cao nhất hiện tại:

Bên cạnh bảng xếp hạng trên, anh em có thể quan tâm một vài dự án khác, bao gồm:

  • Các dự án bridge: Hop Protocol, Multichain, Connext, Across Protocol.
  • Các dự án bridge aggregator: Coin98 Wallet, Orbiter Finance, Li Finance, Rango Exchange.

3. Thu hút thanh khoản cho dự án bằng incentive.

Chắc chắn nhiều anh em không còn xa lạ gì với việc farming, các dự án khi mới ra mắt thường có incentive như Liquidity Mining, hoặc airdrop để thu hút người dùng đến sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, đây như là một con dao hai lưỡi:

  • Chương trình Liquidity Mining có thể thu hút được người dùng và tài sản trong ngắn hạn.
  • Nhưng gần như tất cả đều đi đến một cái kết: APY giảm ⇒ Farmer xả token ⇒ Dòng tiền chuyển đi, tương tự như airdrop khi hầu hết những ai nhận được “free money” đều mang đi xả.

Ta đã thấy nhiều dự án tập trung giải quyết vấn đề này như:

  • Các dự án DeFi 2.0 thuộc nhánh Capital Efficiency.
  • Các biện pháp hạn chế lực xả từ airdrop như lockdrop, hoặc dùng NFT để airdrop cho người dùng thay vì nhận token trong thời gian qua.

Đây là một câu hỏi lớn cho các dự án DeFi khi bài toán thu hút người dùng mới giờ đã khác, và sẽ cần những loại hình incentive mới phù hợp với bối cảnh thị trường hiện nay.

4. Tăng tính thanh khoản cho NFT

NFT là một thị trường cực kỳ tiềm năng, không chỉ bởi khả năng thu hút người dùng mới mà còn nằm ở tiềm năng có thể mang lại từ việc tích hợp NFT.

Tuy nhiên, tính thanh khoản thấp là một vấn đề lớn của NFT, nhất là trong bối cảnh có hàng chục triệu NFT trên thị trường hiện nay.

Dưới đây là một vài giải pháp có thể kể tới giúp tăng tính thanh khoản cho NFT, bao gồm:

  • Phân mảnh NFT: Fractional, NFTX;
  • Vay và cho vay NFT: reNFT, Gradient Protocol;
  • Định giá NFT: Abacus.

Lưu ý: Phần này mình chỉ liệt kê những dự án trên Ethereum, có rất nhiều hệ sinh thái cũng đang tập trung phát triển mảng này trên hệ sinh thái khác, anh em có thể đọc bài viết trên Coin98 Insights để biết thêm chi tiết, hoặc hỏi trực tiếp các admin phụ trách các hệ liên quan.

Tính tập trung (Centralization)

Nhìn vào thực tế, hầu hết các dự án Crypto ở thời điểm hiện tại đều mang nặng tính tập trung (centralized).

Tuy không thể phủ nhận những lợi ích mà việc quyền lực tập trung trong một số ít mang lại như: phản ứng nhanh với các biến động từ thị trường, hoặc đưa ra những quyết định đúng đắn cho dự án từ team. Thế nhưng tính phi tập trung (Decentralized) mới là mục tiêu tối cao của Crypto và mọi thứ sẽ dần chuyển dịch để đạt được mục tiêu này.

Giải pháp: 

1. Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)

DAO ứng dụng các bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người.

DAO là một chủ đề rất rộng, chúng hiện hữu từ những blockchain, DeFi protocol áp dụng mô hình quản trị on-chain, cho đến các nhóm áp dụng cơ chế đề xuất và biểu quyết on-chain trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một vài mục tiêu biểu trong DAO mà anh em nên quan tâm:

  • Nền tảng cho DAO: Aragon, Colony, Tribeca...
  • Các nhóm vận hành bởi DAO và tạo ra được doanh thu cao: Các dự án DeFi đang ứng dụng DAO để tối ưu cho sản phẩm của mình (ví dụ: Curve Wars), các nhóm đầu tư ứng dụng DAO.

Tính bảo mật và quyền riêng tư (Security & Privacy)

Crypto là một thị trường non trẻ và đang ứng dụng những công nghệ đột phá trong quá trình phát triển của mình. Như điều xảy ra với bất kỳ thị trường mới nào, chúng rất dễ bị tổn thương.

Đã có hàng loạt vụ hack đáng tiếc xảy ra ở trong thị trường Crypto khiến nhiều người mất tài sản. Bên cạnh đó, ý thức bảo đảm tài sản còn rất kém do người dùng thường chỉ để ý tới lợi nhuận và chưa nắm rõ về các hình thức lừa đảo trong thị trường này.

Hai yếu tố liên quan trực tiếp đến sự an toàn cho tài sản của anh em nhưng thường bị xem nhẹ là tính bảo mật và riêng tư.

1. Tính bảo mật

Tính bảo mật trong DeFi được xét theo 2 phía:

  • Phía dự án: Tính bảo mật được xem là độ an toàn cho người dùng khi sử dụng sản phẩm. Hiện tại, những rủi ro chính người dùng gặp phải từ phía dự án nằm ở: + Độ bảo mật của hợp đồng thông minh (smart contract).+ Bên cung cấp dịch vụ trực tiếp cho dự án (oracle).+ Dự án ôm tiền bỏ chạy (rug-pull).
  • Phía người dùng: Tính bảo mật được xem ở độ cẩn thận khi người dùng sử dụng sản phẩm. Những rủi ro chính ở phía này nằm ở: + Việc thiếu kiến thức.+ Việc tập trung vào lợi nhuận mà quên việc bảo vệ tài sản của mình.

Giải pháp

  • Liên tục cập nhật kiến thức để đưa ra phản ứng nhanh và chính xác với các trường hợp xảy ra.
  • Lựa chọn dự án và sử dụng ví một cách hợp lý, tránh để lòng tham ảnh hưởng tới quyết định của bản thân.

Hiện tại, ngoài việc các dự án đang tổ chức bug bounty để người dùng có thể tham gia kiểm tra các yếu tố bảo mật, đã có những dự án được thành lập để thu hút các hacker mũ trắng. Điều này nhằm bảo vệ cho các dự án Crypto như: Hats.Finance

Bên cạnh đó các dự án bảo hiểm như: Nexus Mutual, Insure DeFi, InsurAce,... cũng đang cố gắng để giúp người dùng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm Crypto. Tuy nhiên, hiện tại hướng tiếp cận của các dự án bảo hiểm vẫn chưa thực sự hiệu quả và không nhận được sự quan tâm từ thị trường.

2. Tính riêng tư

Privacy là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của Crypto. Privacy trong Crypto không chỉ bảo đảm sự tự do trong việc đầu tư, đầu cơ, mà đó còn là tấm khiên bảo vệ người dùng.

Giải pháp:

  • Nắm rõ kiến thức cơ bản để ẩn mình khi tham gia Crypto.
  • Sử dụng các dịch vụ giúp bảo vệ tính riêng tư như Mixing Service.
  • Ngày càng nhiều dự án chú ý tới yếu tố privacy và có thể đây sẽ là một chủ đề hot trong thời gian tới. Danh sách các dự án mà anh em nên chú ý có thể kể đến gồm: + Polygon: Dự án vừa thông báo về Polygon ID, một biện pháp giúp người dùng xác minh danh tính (KYC) mà không lộ thông tin bản thân.+ Dự án hạ tầng như Secret Network.+ Dự án dịch vụ như Tornado Cash.

Tính hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency)

Capital Efficiency (hay hiệu quả sử dụng vốn) là tỷ lệ giữa số vốn nhận lại so với số vốn sử dụng. Anh em càng nhận lại được nhiều so với số vốn mình bỏ ra thì khoản đầu tư có tính Capital Efficiency càng cao.

Hiện tại, tính Capital Efficiency của DeFi vẫn còn nhiều hạn chế. Phía dưới là danh sách các hạn chế có thể cải thiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn và các dự án đang phát triển để giải quyết các vấn đề này.

1. Tối ưu TVL của AMM

AMM là mảnh ghép cốt lõi của bất kỳ hệ sinh thái nào và thường là nơi thu hút nhiều TVL nhất. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính giúp giảm độ trượt giá khi thực hiện giao dịch, số TVL đó vẫn chưa được tận dụng một cách triệt để và tạo ra một số tài sản lớn không được luân chuyển.

Hiện trên thị trường chỉ có một số nhỏ AMM đã có thiết kế giúp tối ưu TVL của mình như: Uniswap với thanh khoản tập trung, Balancer với việc cho tài sản của pool đi cho vay trên các lending platform như Maker, Aave...

2. Tối ưu việc vay/cho vay

Hiện tại, mảng lending trong DeFi đang có một vài hạn chế sau:

  • Lãi suất vay/cho vay ở mỗi nền tảng là khác nhau và liên tục biến động.
  • Một bộ phận có xu huớng xoay vòng vốn và sử dụng đòn bẩy cho khoản vay.
  • Các dự án vẫn đang áp dụng model cho vay quá chuẩn (over-collaterallized).

Giải pháp:

  • Phát triển các platform cho phép tự động vay với lãi thấp và cho vay với lãi cao. Các dự án này có thể swap sang token khác để làm tài sản thế chấp. Nếu như lãi suất biến đổi thì có thể tích hợp thêm các khoản vay nhanh (Flash Loans) cho trường hợp lãi xuất không còn hấp dẫn nữa.
  • Các dự án tự động xoay vòng vốn, giúp người dùng tối ưu lượng đòn bẩy để có APY cao nhất. Bên cạnh đó, các dự án cũng sẽ giúp thu hoạch lợi nhuận và cộng dồn lượng tài sản bạn nạp vào.
  • Có một hệ thống danh tiếng (reputation system) hoặc hệ thống điểm tín dụng để tận dụng tối đa lượng tài sản có thể vay/cho vay. Cơ chế tương tự các ngân hàng hiện tại khi người vay có thể vay dưới chuẩn (Under-collateralized). Các dự án phát triển mảng này gồm: Credefi Finance, Sublime Finance, Wing Finance, GoldFinch Finance.
  • Lending Protocol mở rộng tệp khách hàng không chỉ ở DeFi mà có liên kết với các lending app/banks khác để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn.

3. Tối ưu việc Farming

Yield Farming là một công cụ tuyệt vời trong việc khuyến khích thanh khoản và cho phép phân phối token một cách công bằng. Tuy nhiên, việc bị lạm dụng quá nhiều đã tạo nên một hiệu ứng tiêu cực khi các dự án đua nhau ra mắt các bãi farm với APY cao. Từ đó tạo nên hiệu ứng tiêu cực là người dùng chỉ farm, xả.

Giải pháp:

Việc hầu hết các dự án có Yield Farming thất bại bởi vì chúng không tạo ra được nguồn doanh thu thật. Lý do các dự án như Yearn, Curve,... có thể tồn tại được lâu bởi vì sản phẩm của các dự án này đều tạo ra doanh thu lớn → Token quản trị của dự án có giá trị → Yield Farming có giá trị. Do đó, các dự án nên phát triển theo hướng sản phẩm tốt và chỉ nên coi Yield Farming là một công cụ đi kèm.

Hiện tại, các dự án farming đang sử dụng mô hình compound lãi suất phổ biến như sau:

Ví dụ: Farm gOHM/ETH trên Sushiswap, bán SUSHI và mua thêm LP của gOHM/ETH... lặp lại.

Việc này đã tạo nên hiệu ứng tiêu cực cho dự án vì tạo ra áp lực bán liên tục cho dự án. Để giải quyết hạn chế này, các dự án có thể sử dụng các mô hình compound lãi suất như sau:

  • Loại 1 - LP > Single: Farm DPX/ETH trên Dopex, giữ phần thưởng DPX và mang đi stake một phía.
  • Loại 2 - Single > LP: Stake một phía DPX, bán DPX để nhận DPX/ETH LP.
  • Loại 3 - LP > LP: Farm DPX/ETH, bán DPX để nhận rDPX/ETH LP (rDPX là stake token).
  • Loại 4 - Single > Single: Stake DPX, bán phần thưởng để nhận rDPX.

Các mô hình trên giúp giảm tác động từ việc bán token farm liên tục ra thị trường. Trong số này, loại 1 là có tác động tốt đến giá nhất vì chúng khuyến khích việc stake thay vì việc xả.

Bên cạnh farming thông thường, farming sử dụng đòn bẩy cũng đang được người dùng sử dụng nhiều ở thời điểm hiện nay, do lãi suất cao hơn nhiều so với farming thông thường.

Đối với mô hình này và kể cả là mô hình farming thông thường, việc có một công cụ giúp quản lý vị thế là rất quan trọng. Từ việc theo dõi vị thế đến quản lý mức đòn bẩy, giúp tối ưu lợi nhuận và giảm đòn bẩy khi lãi suất phải chịu quá cao.

Các dashboard tốt nhất để quản lý vị thế hiện nay có thể kể đến như: Debank, Zapper.

4. Ứng dụng phái sinh (Derivatives)

Thị trường phái sinh là thị trường rất rộng và có vô vàn cách ứng dụng khác nhau. Bên cạnh hàng loạt các ứng dụng mà ta đã quen thuộc như Margin trading, Perpetual trading, Options, Synthetic Assets,... mảng này còn có thể phát triển theo nhiều hướng mới lạ để giải quyết các vấn đề mà người dùng đang gặp phải.

Một vài dự án có thể kể đến như:

  • Gas Derivatives: Tạo ra thị trường cho giao dịch phí Gas.
  • Hoán đổi lãi suất (Interest Swap): Giúp người dùng có thể giao dịch lãi suất của tài sản của mình. Một vài dự án có thể kể đến như: Pendle Finance, Element Finacne, Timeless Finance, Time Swap.

5. Tích hợp NFT để tối ưu các tính năng của sản phẩm

Như đã nói ở trên, NFT nếu được sử dụng hợp lý có thể đẩy tính hiệu quả của các dự án Crypto lên tầm cao mới.

Hiện tại, các dự án DeFi đang có xu hướng ứng dụng NFT vào sản phẩm của mình, tiêu biểu là việc thay vì airdrop token, các dự án airdrop NFT và yêu cầu nguời dùng sử dụng NFT đó để tương tác với dự án, nhằm nhận được phần thưởng trong tương lai.

Bên cạnh đó có nhiều dự án DeFi đã ứng dụng NFT sâu hơn trong sản phẩm của mình như: Uniswap sử dụng NFT làm LP token, Orca có NFT staking...

Thiết kế Tokenomics 

Tokenomics là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá một dự án Crypto. Crypto là một Zero-Sum game và hầu như tất cả tham gia thị trường đều là vì lợi nhuận. Mỗi một mô hình tokenomics đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của token trong từng giai đoạn.

Với vị thế là một nhà đầu tư, ta cần biết rõ vị trí của mình và của đối thủ trong ván bài này.

Nền kinh tế bên ngoài  

Thị trường Crypto (như bao thị trường khác) cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài. Hiện tại, tình hình chiến tranh, lạm phát và các vấn đề liên quan đến luật lệ... đều là những tác nhân gây tác động ít nhiều đến Crypto.

Mỗi một sự kiện đều có thể gây biến động mạnh lên thị trường, do đó, bản chất thị trường Crypto nói chung và DeFi nói riêng là không ổn định. Vì thế ta cần chuẩn bị cho nhiều tình huống.

Đọc thêm: Liệu thị trường Crypto trong 2022 sẽ ra sao?

RELEVANT SERIES