SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Top 5 sàn DEX nổi bật trong crypto hiện nay

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là một trong những mảnh ghép tất yếu trong thế giới DeFi. Hiện sàn DEX đã được tích hợp và cung cấp thêm nhiều tính năng giúp đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Avatar
Vy Bùi
Published Feb 03 2024
Updated Feb 27 2024
26 min read
thumbnail

Sự gia tăng của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đang định hình lại việc giao dịch tiền điện tử với tốc độ nhanh chóng. Theo dữ liệu từ DefiLlama (tại đây), chỉ riêng trong năm 2023, khối lượng giao dịch DEX đã tăng hơn 150% so với năm 2022, với tổng khối lượng giao dịch vượt 1.5 nghìn tỷ USD.

Hiện có hơn 50% các sàn DEX đều hoạt động thông qua hợp đồng thông minh. So với sàn CEX, điều này giúp loại bỏ sự tin cậy vào bên trung gian thứ ba, tăng cường tính minh bạch và bảo mật hơn cho cả dự án và nhà đầu tư tiền điện tử. Vậy đâu là top 5 sàn DEX nổi bật nhất hiện nay?

Tiêu chí chọn sàn DEX phù hợp

Hiện trên thị trường có rất nhiều sàn DEX, chúng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, có thể kể đến như:

  • Dựa trên cơ chế khớp lệnh: AMM DEX và Orderbook DEX.
  • Dựa trên nguồn thanh khoản: Liquidity Center và DEX Aggregator.
  • Dựa trên hình thức giao dịch: Sàn Spot DEX, Sàn Margin DEX, Sàn Derivatives DEX.

Ngoài ra, một số điều kiện để đánh giá sàn DEX tốt, lớn và uy tín sẽ bao gồm:

  • Độ uy tín: Thể hiện qua số năm hoạt động, việc cung cấp đầy đủ thông tin về dự án, mô hình hoạt động rõ ràng, minh bạch thông qua docs, các kênh truyền thông (X, Medium, Discord…).
  • Độ an toàn & Bảo mật: Sàn DEX đã bao giờ bị hack chưa? Nếu có thì mức thiệt hại bao nhiêu và người dùng có được bồi thường không?
  • Trải nghiệm người dùng: Giao diện sàn có thân thiện, trực quan và dễ sử dụng không? Cách sắp xếp các tính năng có hợp lý, logic không? Tốc độ xử lý có mượt không?
  • Thanh khoản: Thông qua chỉ số TVL (tổng giá trị bị khóa), khối lượng giao dịch (trading volume). Thanh khoản cao sẽ giúp giảm mức độ trượt giá khi giao dịch.
  • Phí giao dịch: Sàn DEX có phí swap cao sẽ phù hợp với những người đang muốn tìm kiếm lợi nhuận thông qua cung cấp thanh khoản, vì phí sẽ được phân phối lại cho họ như một phần thưởng. Bên cạnh đó, phí gas trên các blockchain cũng là điều đáng chú ý, Ethereum thường sẽ có phí gas cao vượt trội hơn so với các blockchain khác như BNB Chain, Solana, Avalanche, Arbitrum…
  • Có sự cải tiến: Việc liên tục cải tiến sẽ hứng minh sự uy tín và mức độ cam kết của dự án đối với thị trường và cộng đồng, đồng thời tăng sức cạnh tranh so với các dự án khác.

Tuy nhiên, để chọn được một sàn DEX uy tín và phù hợp với đúng nhu cầu của bản thân, bạn có thể trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Bạn muốn giao dịch loại tài sản gì, thuộc blockchain nào? Có thể lên Coingecko hoặc CoinMarketCap để xem danh sách các sàn DEX thuộc các hệ sinh thái.
  • Bạn muốn làm gì trên sàn DEX? Giao dịch swap token đơn thuần hay kiếm thêm lợi nhuận?
  • Nếu giao dịch, bạn muốn giao dịch spot, margin hay perp? Bạn muốn giao dịch trên loại sàn DEX nào? Order book hay AMM, trung tâm thanh khoản (liquidity center) hay tổng hợp thanh khoản (aggregator)?
  • Nếu kiếm lợi nhuận, bạn muốn kiếm lợi nhuận dựa trên loại tài sản gì (stablecoin hay các đồng coin khác), thông qua cung cấp thanh khoản, farming, staking hay liquid staking? Mức độ rủi ro impermanent loss bạn có thể chịu là bao nhiêu (cao hay thấp)?
advertising

Top 5 sàn DEX nổi bật trong năm 2024

Dựa trên những tiêu chí và câu hỏi phía trên, bài viết này sẽ cung cấp 5 sàn DEX nổi bật trong 2024 theo từng mảng (sector) và nhu cầu người dùng, bao gồm:

  • Uniswap: Sàn DEX phổ biến nhất trên hệ Ethereum với khối lượng giao dịch và TVL luôn đạt top đầu trên thị trường. Đây cũng là sàn DEX đầu tiên triển khai cơ chế AMM và liên tục cải tiến các phiên bản để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
  • Curve: Sàn DEX được tối ưu cho thị trường stablecoin, cung cấp nhiều pool thanh khoản cho phép người dùng kiếm lợi nhuận thông qua stablecoin, với mức impermanent loss không đáng kể.
  • 1inch: DEX Aggregator hàng đầu, cung cấp tỷ giá và phí tối ưu nhất khi giao dịch token.
  • PancakeSwap: Sàn DEX dành cho các token BEP-20 trên BNB Chain với đa dạng tính năng. PancakeSwap là một trong những sàn DEX đầu tiên phát triển trên BNB Chain, đến thời điểm hiện tại vẫn luôn giữ vị trí DEX hàng đầu trong hệ sinh thái.
  • dYdX: Sàn DEX dành cho các giao dịch phái sinh, hoạt động chủ yếu trên Ethereum, đã có thời điểm khối lượng giao dịch 24h trên dYdX vượt qua cả Uniswap.
top 5 sàn dex 2024

Uniswap

Được thành lập vào tháng 11/2018 bởi Hayden Adams, Uniswap là sàn AMM DEX hoạt động trên blockchain Ethereum và các blockchain EVM, lưu trữ hàng trăm cặp token ERC-20 cho phép người dùng cung cấp thanh khoản và giao dịch với tốc độ nhanh chóng.

Sàn Uniswap đi tiên phong trong việc sử dụng cơ chế AMM (Auto Market Maker) với công thức Constant Product Market Maker (x * y = k) để đảm bảo khả năng thanh khoản tối ưu trên nền tảng. Sau sự thành công của Uniswap, có rất nhiều sàn DEX trên các chain khác đã được fork từ Uniswap (xây dựng dựa trên mã nguồn mở của Uniswap) để tận dụng mô hình hoạt động và sự hiệu quả của sàn giao dịch hàng đầu này.

Đây cũng là sàn DEX lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch (trading volume) và TVL trong thị trường DeFi. Theo dữ liệu từ DefiLlama ngày 01/02/2024 (tại đây), sàn Uniswap hiện có:

  • Hơn 1.087 tỷ USD về khối lượng giao dịch 24h (volume 24h).
  • Hơn 4.064 tỷ USD về tổng giá trị bị khóa (TVL).
  • Hơn 4.516 tỷ USD về giá trị vốn hóa (market cap).
sàn dex uniswap
Uniswap là sàn DEX tiên phong trong việc triển khai và sử dụng cơ chế AMM

Cho đến thời điểm hiện tại, Uniswap đã phát triển ba phiên bản với những sự cải tiến về cơ chế hoạt động, khả năng tối ưu hiệu quả sử dụng vốn và trải nghiệm cho người dùng, bao gồm:

  • Uniswap V1: Phiên bản đầu tiên ủa Uniswap (năm 2018), chỉ hoạt động trên blockchain Ethereum, sử dụng pool thanh khoản (liquidity pool) thay vì sổ lệnh (order book) như các sàn CEX, tuy nhiên chỉ cho phép swap các cặp token giữa ETH và token ERC-20 khác (pool ETH-ERC20).
  • Uniswap V2: Phiên bản cải tiến thứ hai của Uniswap (năm 2020), cho phép swap giữa các token ERC-20 với nhau (pool ERC20-ERC20). Phí giao dịch trong pool thanh khoản sẽ được phân phối lại cho LP dưới dạng UNI token như phần thưởng cung cấp thanh khoản.
  • Uniswap V3: Phiên bản cải tiến mới nhất của Uniswap (năm 2021), mở rộng sang các blockchain EVM khác như BNB Chain, Arbitrum, Polygon, Avalanche, Optimism, Base, Celo… và giới thiệu cơ chế thanh khoản tập trung (CLMM) mang lại thanh khoản sâu, giảm trượt giá, tối ưu hóa nguồn vốn và đa dạng hóa danh mục cung cấp thanh khoản cho LP. Bên cạnh đó, một phần phí giao dịch sẽ được chuyển về treasury của Uniswap thay vì trao hết cho LP như V2.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động của Uniswap V3

Dù là 1 trong những AMM đầu tiên và luôn giữ vững vị trí là DEX số 1 thị trường, nhưng Uniswap vẫn luôn liên tục phát triển và cải tiến dự án để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.

Ưu điểm của Uniswap:

  • Nền tảng giao dịch phi tập trung lớn, uy tín và hoạt động lâu đời trong thị trường. Uniswap chưa bao giờ bị hack, chỉ có một số trường hợp thiệt hại về phía người dùng Uniswap phải chịu vì họ bị tấn công phishing (8 triệu USD, chi tiết tại đây) và tấn công sandwich (25 triệu USD, chi tiết tại đây).
  • Hỗ trợ hơn 400 token.
  • Tích hợp hơn 300 dApp và ví web3.
  • Khối lượng giao dịch hàng ngày cao, thanh khoản cao.
  • Cho phép người nắm giữ UNI token tham gia quản trị của dự án thông qua DAO.
  • Cho phép người dùng có thể cung cấp thanh khoản và kiếm thu nhập thụ động hiệu quả.
  • Cơ chế thanh khoản tập trung (CLMM) giúp giảm trượt giá, cung cấp thanh khoản sâu và tối ưu hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng.
  • Nhiều lựa chọn phí giao dịch khi cung cấp thanh khoản bao gồm 0,05%, 0.3%, 1%.

Nhược điểm của Uniswap:

  • Rủi ro impermanent loss cao hơn khi cung cấp thanh khoản tập trung trên Uniswap V3.
  • Phí gas cao.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Uniswap V3

Curve Finance

Curve Finance là sàn DEX thành lập vào năm 2017 bởi Michael Egorov, được thiết kế dành riêng cho stablecoin (như  DAI, USDC, USDT, TUSD, BUSD, FRAX…) hoặc các tài sản crypto được peg 1:1 có giá trị tương đương nhau (như sBTC, renBTC, wBTC, weETH, stETH…). Ban đầu, Curve hoạt động trên Ethereum, sau đó dần mở rộng sang các blockchain khác như Arbitrum, Avalanche, Polygon, Fantom….

Stablecoin đóng vai trò thiết yếu trong DeFi, giúp loại bỏ sự biến động và cho phép phát triển các dịch vụ tài chính phi tập trung như cho vay và bảo hiểm. Do đó, việc tập trung vào stablecoin không phải là hạn chế đối với Curve, mà ngược lại, nó cho phép người dùng thực hiện các giao dịch lớn với mức độ trượt giá không đáng kể và phí gas thấp.

Khác với Uniswap, Curve Finance cung cấp cho người dùng các pool thanh khoản có thể chứa đến hai, ba hoặc thậm chí là bốn token. Điều này mang lại sự linh hoạt cho người dùng trong việc cung cấp thanh khoản và kiếm lợi nhuận thụ động, tuy nhiên vẫn đảm bảo khả năng quản lý dễ dàng bởi các token trong pool đều là stablecoin và tài sản ổn định.

sàn dex curve finance
Curve Finance là nền tảng giao dịch stablecoin cung cấp nhiều pool thanh khoản với đa dạng token.

Theo dữ liệu từ DefiLlama ngày 01/02/2024 (tại đây), sàn Curve Finance hiện có:

  • Hơn 215.39 triệu USD về khối lượng giao dịch 24h (volume 24h).
  • Hơn 2.332 tỷ USD về tổng giá trị bị khóa (TVL).
  • Hơn 480.19 triệu USD về giá trị vốn hóa (market cap).

Ưu điểm sàn Curve Finance: 

  • Hỗ trợ hơn 45 loại tài sản ổn định bao gồm stablecoin, wrapped token…
  • Phí giao dịch thấp, khoảng 0.04%.
  • Người dùng nắm giữ token CRV (native token của Curve Finance) có thể tham gia CurveDAO và bầu chọn các quyết định quản trị của dự án.
  • Cung cấp đa dạng pool với nhiều lựa chọn về số lượng và loại token để cung cấp thanh khoản, nhờ đó kiếm lợi nhuận thụ động mà không cần quá lo lắng về impermanent loss (vì hầu hết pool đều là stablecoin, giá token ít biến động).
  • Trải nghiệm sử dụng nền tảng mượt mà, ít lag.

Nhược điểm sàn Curve Finance:

  • Phí gas khi người dùng giao dịch token trên blockchain Ethereum tương đối cao.
  • Giao diện của Curve Finance tương đối phức tạp và khó sử dụng đối với người mới.
  • Nền tảng đã từng bị tấn công exploit nhiều lần dẫn đến các khoản thiệt hại đáng kể cho người dùng, trong đó lớn nhất là vụ hack liquidity pool trên Curve vào ngày 30/07/2023 với tổng thiệt hại 70 triệu USD.

1inch

1inch là DEX Aggregator hàng đầu, nơi tổng hợp nhiều sàn DEX khác nhau trên thị trường để tìm và cung cấp tỷ giá tốt nhất cho người dùng khi swap token, với mức phí giao dịch thấp nhất. 1inch hỗ trợ hơn 492 nguồn thanh khoản từ các giao thức DeFi trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau, bao gồm Ethereum, Polygon, Arbitrum, Klaytn, zkSync, Base, Avalanche, Optimism, BNB Chain…

Theo dữ liệu từ DefiLlama ngày 01/02/2024 (tại đây), sàn Curve Finance hiện có:

  • Hơn 4.61 triệu USD về tổng giá trị bị khóa (TVL).
  • Hơn 432.09 triệu USD về giá trị vốn hóa (market cap).
top sàn dex 1inch
1inch hiện là nền tảng DEX Aggregator hàng đầu trong thị trường crypto.

Điều khiến 1inch trở nên thu hút là bởi mặc dù bản thân 1inch không phải sàn DEX mà chỉ là DEX Aggregator, nhưng nó cung cấp đa dạng tính năng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu giao dịch của người dùng với tính thanh khoản sâu và phí thấp, thậm chí là không tính phí (gasless). Bộ sản phẩm của 1inch bao gồm:

  • 1inch Aggregation Protocol: Giao thức tổng hợp thanh khoản từ nhiều sàn DEX trên hơn 11 mạng lưới blockchain khác nhau, cho phép người dùng swap token với tỷ giá tốt nhất và phí swap tối ưu.
  • 1inch Fusion: Chế độ giao dịch đấu giá cho phép người mở lệnh giao dịch (maker) không cần phải trả phí gas mạng lưới (gasless), thay vào đó, phí sẽ được trả bởi người nhận lệnh giao dịch (taker, hay còn được gọi là resolver). Mỗi lệnh giao dịch phải được thiết lập trong một phạm vi giá cụ thể (do maker đặt) và được thực hiện bắt đầu từ giá cao đến thấp (đấu giá kiểu Hà Lan, do resolver chọn giá).
  • 1inch Limit Order Protocol: Giao thức cho phép người dùng đặt lệnh giới hạn thông qua giao diện của 1inch, bằng cách tùy chỉnh loại token, mức giá mua bán, stop-loss và thời gian lệnh có hiệu lực. Các lệnh giới hạn này có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai, có thể là người dùng khác hoặc 1inch Aggregation Protocol. Hơn nữa, 1inch Limit Order Protocol cũng không tính phí gas cho người đặt lệnh, phí sẽ được trả bởi người thực hiện lệnh.
  • 1inch Liquidity Protocol: Các pool thanh khoản cho phép người dùng cung cấp thanh khoản và kiếm lợi nhuận dưới dạng token 1INCH. Thông qua các chương trình khai thác thanh khoản trên Liquidity Protocol, đã có hơn 89.9 triệu token 1INCH được phân phối cho LP, với hơn 6.9 tỷ tổng khối lượng giao dịch trong các pool.
  • 1inch Portfolio: Nơi tổng hợp thông tin về tài sản, biến động số dư và % lãi lỗ của danh mục đầu tư trong ví người dùng, với giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và trực quan.
  • 1inch Wallet: Ứng dụng ví non-custodial cho phép người dùng lưu trữ token, kết nối với nhiều dApp trên nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, BNB Chain, Polygon, Arbitrum, Optimism, Base, Avalanche, ZKSync Era… 1inch Wallet cũng hỗ trợ ví cứng là Ledger Nano X, một trong những ví cứng phổ biến trên thị trường crypto.
  • 1inch RabbitHole: Tính năng được thiết kế như một proxy dành riêng cho người dùng ví Metamask, giúp giải quyết vấn đề về tấn công sandwich bằng cách gửi giao dịch swap token của người dùng trực tiếp đến các validator, nhằm tránh việc đưa giao dịch vào mempool.

Ngoài ra, nền tảng giao dịch của 1inch còn tích hợp thêm nhiều bridge như BSC Bridge, Polygon Bridge, Optimism Bridge… cho phép người dùng chuyển đổi token giữa các chain một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Ưu điểm của 1inch: 

  • Hỗ trợ hơn 400 token trên 11 blockchain khác nhau.
  • Một số tính năng cho phép giao dịch không tính phí.
  • Có cơ chế tổng hợp và quét thanh khoản hiệu quả để cung cấp tỷ giá giao dịch tốt nhất cho người dùng.
  • Cung cấp đa dạng tính năng, giao diện có nhiều chế độ simple (đơn giản) và advanced (nâng cao) phù hợp với cả người mới và người đã có kinh nghiệm lâu trong thị trường.
  • Cho phép người nắm giữ 1INCH token (native token của 1inch) tham gia các hoạt động quản trị của dự án như bỏ phiếu bầu chọn.
  • Khả năng bảo mật cao, tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng 1inch chưa bao giờ bị hack hay bị tấn công.

Nhược điểm của 1inch:

  • Trải nghiệm sử dụng trên nền tảng đôi khi chưa tốt, tốc độ tải trang khi truy cập các tính năng tương đối chậm và bị lag.
  • Một số tính năng như 1inch Fusion, 1inch Limit Order Protocol tương đối phức tạp để sử dụng, do đó có thể không phù hợp với những người mới.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng 1inch.

PancakeSwap

Ngay từ thời điểm mới thành lập vào tháng 09/2020, PancakeSwap đã sớm trở thành một trong những sàn DEX phổ biến trên blockchain BNB Chain. Sau đó, PancakeSwap cũng dần mở rộng và hỗ trợ thêm một số blockchain lớn khác như Ethereum, Arbitrum, Base, Linea…

Sàn PancakeSwap vốn được fork từ Uniswap V2 với cơ chế AMM và mô hình CPMM, nhưng thay vì tập trung vào Ethereum thì nó chuyển trọng tâm vào hệ sinh thái BNB Chain. Thậm chí TVL của PancakeSwap gần như luôn chiếm hơn một nửa tổng TVL trên toàn hệ BNB Chain. Hiện PancakeSwap cũng đã cải tiến đến phiên bản thứ ba và cho phép cung cấp thanh khoản tập trung (tương tự như Uniswap V3).

Theo dữ liệu từ DefiLlama ngày 01/02/2024 (tại đây), sàn PancakeSwap hiện có:

  • Hơn 432.53 triệu USD về khối lượng giao dịch 24h (volume 24h).
  • Hơn 1.943 tỷ USD về tổng giá trị bị khóa (TVL).
  • Hơn 609.8 triệu USD về giá trị vốn hóa (market cap).
top sàn dex pancakeswap
PancakeSwap là sàn DEX hàng đầu trên hệ sinh thái BNB Chain.

Khi tham gia sàn PancakeSwap, người dùng sẽ được trải nghiệm nền tảng giao dịch mượt mà, tốc độ nhanh với mức phí khá thấp (đặc trưng của blockchain BNB Chain). Hơn nữa, PancakeSwap có thể được xem là một nền tảng “all-in-one” khi nó cung cấp tương đối đầy đủ các tính năng DeFi cần thiết, từ giao dịch swap token đơn thuần đến giao dịch perp hay bridge token, từ kiếm tiền nhờ cung cấp thanh khoản, farming đến liquid staking, ngoài ra còn có Gaming Marketplace, NFT, IFO…

Bên cạnh tính năng giao dịch token và NFT thông thường, một số điểm nổi bật của các tính năng trên PancakeSwap có thể kể đến như:

  • Add V3 Liquidity: Cho phép cung cấp thanh khoản tập trung (CLMM) tương tự như Uniswap V3, người dùng có thể tùy chỉnh khoảng giá để cung cấp thanh khoản với các tùy chọn phí giao dịch bao gồm 0.01%, 0.05%, 0.25% và 1%. Cùng một số vốn, tuy nhiên so với mô hình CPMM thông thường thì mô hình CLMM sẽ giúp tối ưu hiệu quả thanh khoản và tăng lợi nhuận cho người dùng, đồng thời rủi ro impermanent loss cũng sẽ cao hơn.
  • Perpetual: Cho phép thực hiện giao dịch hợp đồng vĩnh cữu với mức đòn bẩy lên đến 250x, người dùng có thể mở các lệnh long/short theo giá thị trường (market) hoặc giới hạn (limit), tùy chỉnh các mức chốt lãi (take profit) và lỗ (stop loss). Tuy nhiên phí tương đối cao, bao gồm hai loại phí là phí mở lệnh (0.08%) và phí thực hiện lệnh (linh hoạt).
  • Bridge: Cho phép chuyển đổi token trên giữa các chain khác nhau. Ngoài cầu nối token CAKE của PancakeSwap được phát triển bởi LayerZero, nền tảng còn tích hợp thêm các cầu nối Axelar, Stargate để chuyển đổi giữa các chain EVM, cùng với Aptos Bridge, Celer cBridge, Wormhole để chuyển đổi token trên blockchain Aptos.
  • Buy Crypto: Cho phép mua crypto (ETH, USDC, USDT, DAI, WBTC) thông qua tiền fiat (USD, EUR, GBP, HKD…).
  • Farm & Syrup Pools: Cho phép cung cấp thanh khoản vào cặp token hoặc một token riêng lẻ, với mức APY tương đối cao, có thể lên đến hơn 2,000%.
  • Position Manager: Cho phép người dùng stake token vào các pool tùy chọn, mỗi pool sẽ được quản lý bởi các giao thức khác nhau, với những chiến lược đầu tư khác nhau giúp tối ưu hóa hiệu quả nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận của người dùng.
  • Liquid Staking: Cho phép stake token để nhận lại liquid staking token (LST), người dùng sẽ nhận mức lợi nhuận APR khoảng 0.5% được tích lũy trong giá trị của LST, đồng thời sử dụng LST để tham gia các hoạt động DeFi như swap, cho vay, yield farming để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn hơn. PancakeSwap hiện hỗ trợ stake BNB nhận SnBNB, stake ETH nhận wBETH.
  • Gaming Marketplace: Nơi tổng hợp các trò chơi play-to-earn với nhiều thể loại như chiến đấu, xây dựng thành phố… cho phép người dùng kiếm lợi nhuận dưới dạng NFT hoặc token CAKE. Một số trò chơi phổ biến trên nền tảng bao gồm: Pancake Protector, Pancake Mayor…
  • IFO (Initial Farm Offering): Cho phép các dự án gọi vốn thông qua nền tảng PancakeSwap. Để tham gia IFO và mua token, người dùng cần phải dùng LP token đến từ việc cung cấp thanh khoản pool CAKE-BNB. Bằng cách này, PancakeSwap có thể thúc đẩy sự gia tăng về giá của CAKE, đồng thời tăng thanh khoản cho pool CAKE-BNB.
farm pancakeswap
Các pool farming trên PancakeSwap cung cấp mức APR tương đối cao.

Ưu điểm của PancakeSwap:

  • Hỗ trợ hơn 50 token DeFi.
  • Tập trung vào các token trên hệ sinh thái BNB Chain.
  • Phí giao dịch thấp.
  • Thanh khoản cao, mức trượt giá thấp khi giao dịch.
  • Đa dạng tính năng và sản phẩm, đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng khi tham gia DeFi.
  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng, trải nghiệm mượt mà.
  • Tính đến ngày 01/02/2024, sàn PancakeSwap hưa bao giờ bị tấn công hay hack.

Nhược điểm của PancakeSwap:

  • Cơ chế thanh khoản tập trung mang lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên đi kèm với đó là rủi ro impermanent loss cũng cao hơn.
  • Vì cung cấp quá nhiều tính năng, PancakeSwap có thể sẽ trở nên phức tạp và rắc rối đối với người mới tham gia thị trường crypto.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng sàn PancakeSwap.

dYdX

Thành lập vào năm 2017, dYdX là sàn DEX hàng đầu được thiết kế dành riêng cho các giao dịch phái sinh (derivatives). Khác với các sàn DEX đã nêu phía trên, dYdX sử dụng cơ chế khớp lệnh order book (sổ lệnh), nhờ đó mang lại cho người dùng trải nghiệm giao dịch quen thuộc và dễ sử dụng hơn.

Đến thời điểm hiện tại, dYdX cũng đã có đến bốn phiên bản cải tiến cho các sản phẩm của mình, trong đó:

  • Trong những năm đầu hoạt động với V1 và V2, dYdX hoạt động như một sàn DEX trên blockchain Ethereum, cho phép giao dịch spot, margin và future theo cách phi tập trung, loại bỏ bên trung gian thứ ba như các sàn CEX.
  • Tháng 08/2021, dYdX phát triển phiên bản V3 và chuyển sang hoạt động trên StarkWare (một blockchain Layer 2 xây dựng trên Ethereum), nhằm tăng khả năng mở rộng và cải thiện tốc độ giao dịch, đồng thời hỗ trợ cross margin cho phép một tài khoản ký quỹ có thể thế chấp nhiều vị thế (thay vì isolated margin như trước). Theo founder của dYdX, ngay sau khi ra mắt trên L2, khối lượng giao dịch của nền tảng tăng gấp 5 lần lên khoảng 30 triệu USD mỗi ngày so với trước kia.
  • Đến tháng 11/2023, đội ngũ dự án ra mắt dYdX Chain (app-chain được xây dựng trong hệ sinh thái Cosmos) và token DYDX, đồng thời sàn dYdX cũng được cải tiến lên V4 và hoạt động trên dYdX Chain. 2 tháng sau đó, khối lượng giao dịch trên dYdX Chain đã tăng lên 500 triệu - 1 tỷ USD mỗi ngày.

Theo dữ liệu từ DefiLlama ngày 01/02/2024 (tại đây), sàn dYdX hiện có:

  • Hơn 287.15 triệu USD về tổng giá trị bị khóa (TVL).
  • Hơn 1.003 tỷ USD về giá trị vốn hóa (market cap).

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc xây dựng trên Ethereum đã mang lại lượng lớn người dùng cho sàn giao dịch phái sinh phi tập trung này. Cho đến hiện tại, mặc dù đã ra mắt V4 trên dYdX Chain, nhưng phần lớn khối lượng giao dịch và giá trị của sàn dYdX vẫn nằm ở V3 trên hệ sinh thái Ethereum.

top sàn dex dydx
dYdX hiện là sàn DEX giao dịch derivatives hàng đầu trong thị trường.

dYdX cho phép người dùng thực hiện các giao dịch phái sinh ngang hàng như đòn bẩy (margin), hợp đồng không kỳ hạn (perpetual) với hơn 36 loại tài sản, cùng mức đòn bẩy tùy chỉnh lên đến 25x cùng các lệnh limit, market, stop loss, take profit.

Ưu điểm của dYdX:

  • Giao diện sổ lệnh quen thuộc, trực quan và dễ hiểu.
  • Là sàn tiên phong trong mảng Derivative DEX trên thị trường, nhờ đó có được lợi thế đi đầu.
  • Liên tục cải tiến sản phẩm, cho thấy mức độ cam kết và sự uy tín của dự án đối với cộng đồng và thị trường crypto.
  • Có ứng dụng giao dịch trên mobile, tuy nhiên chỉ mới hỗ trợ hệ điều hành iOS và sẽ sớm hỗ trợ Android trong tương lai.
  • Người dùng nắm giữ token DYDX có thể tham gia các hoạt động quản trị của dự án.
  • dYdX hoạt động trên mạng lưới phi tập trung như dYdX Chain, giúp loại bỏ được các rủi ro gặp phải trên các nền tảng tập trung (CEX) như thao túng giao dịch, front-running…
  • dYdX Chain xây dựng trên Cosmos SDK, cho phép người dùng khi giao dịch trên dYdX không cần phải trả phí gas, thay vào đó chỉ cần phí dựa trên khối lượng giao dịch (tương tự như các sàn CEX). Đồng thời sàn cũng có chính sách giảm phí giao dịch dựa trên lượng token DYDX mà người dùng nắm giữ, ví dụ như từ 100-999 DYDX được giảm 3% phí.
giảm phí dydx
Các mức chiết khấu phí giao dịch dựa trên số dư DYDX của người dùng.

Nhược điểm của dYdX:

  • Vì độ khó của giao dịch phái sinh, sàn dYdX có thể không phù hợp với người mới tham gia thị trường.
  • Không hỗ trợ giao dịch spot. Kể từ V4, dYdX đã loại bỏ tính năng giao dịch spot, điều này cũng nhận được nhiều phản ứng tiêu cực từ các nhà giao dịch trên nền tảng từ trước.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng sàn dYdX.